Quyền Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

gửi.

Trước khi tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG, chúng ta không thể không đề cập tới một quyền rất quan trọng, đó là quyền cấp "Chứng nhận BHTG" bởi nó chính là bằng chứng cho việc xác lập mối quan hệ giữa tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để tạo lập niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức tín dụng tham gia BHTG.

Có thể nói, hoạt động BHTG bắt đầu từ việc cấp chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức tham gia BHTG. Việc cấp giấy chứng nhận này xác nhận tổ chức tham gia BHTG đã thực hiện tham gia BHTG bắt buộc theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng tham gia BHTG nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro và sai sót. Ngoài ra, hoạt động này còn mang một ý nghĩa khác hết sức quan trọng, đó là công khai thông báo cho người gửi tiền biết quyền lợi của họ đã được tổ chức BHTG cam kết thay mặt Nhà nước đảm bảo. Tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm phải niêm yết công khai Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật BHTG năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam.

34

Thứ nhất, về đối tượng được cấp chứng nhận BHTG. Điều 6, Luật BHTG năm 2012 quy định “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia BHTG, trừ ngân hàng chính sách”. Theo đó, các tổ chức phải tham gia BHTG sẽ bao gồm: Ngân hàng (trừ NH chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, tổ chức tài chính vi mô. Đối với loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Theo Luật các TCTD không được phép nhận tiền gửi của cá nhân) và các loại tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng thì không phải tham gia BHTG.

Thứ hai, về hồ sơ cấp chứng nhận BHTG. Luật BHTG năm 2012 quy

định “Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi” (Khoản 1 Điều 14). Tuy nhiên, thực tế hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp tổ chức tham gia BHTG không nắm bắt được quy định, mặc dù đã đi vào hoạt động, nhận tiền gửi một thời gian dài mới tham gia BHTG (thậm chí có những tổ chức chưa tham gia BHTG), trong khi quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng của pháp luật Việt Nam chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp này. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình cấp phép và khai trương hoạt động của tổ chức tham gia BHTG cần phải có hướng dẫn cụ thể các trường hợp cấp phép hoạt động mới cho các TCTD phải tham gia BHTG trước khi khai trương hoạt động. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung những cơ chế xử phạt đối với trường hợp TCTD cố tình vi phạm thời hạn tham gia BHTG.

Về hồ sơ cấp Chứng nhận BHTG, với mục đích quy định lại các thủ tục hành chính liên quan đến BHTG theo hướng đơn giản hóa, so với quy định

35

hiện hành, Luật BHTG năm 2012 đã giảm tải khá nhiều loại tài liệu có trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận BHTG. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét vấn đề này trên khía cạnh trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp phép là NHNN và BHTGVN. BHTGVN ngoài chức năng cấp Chứng nhận và thu phí còn đóng vai trò là cơ quan giám sát. Hồ sơ tham gia BHTG cũng là những thông tin cơ bản ban đầu để BHTGVN tiếp cận với tổ chức tham gia BHTG trong hoạt động giám sát từ xa. Chính vì vậy, nếu không tiếp nhận được các thông tin này từ tổ chức tham gia BHTG thì BHTGVN cũng rất cần nhận được các thông tin đó từ sự chia sẻ và phối hợp của NHNN.

Thứ ba, về quy trình cấp và thu hồi Chứng nhận BHTG. Theo quy định

trước đây “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký tham gia BHTG, BHTGVN có trách nhiệm cấp chứng nhận BHTG cho tổ chức tham gia BHTG” [7]. Theo quy định mới của Luật BHTG năm 2012 thì thời hạn trên bị rút ngắn xuống còn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận BHTG [27].

Hiện nay, trong quy trình cấp Chứng nhận BHTG, BHTGVN đã phân cấp cho các Chi nhánh BHTG trên địa bàn hoạt động của đơn vị là người tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHTG của các đơn vị này để việc thẩm tra hồ sơ, tư vấn, liên hệ và cấp phép được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, do thời hạn cấp Chứng nhận BHTG bị rút ngắn nên việc tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ tham gia BHTG sẽ phải chuyển lên Trụ sở chính. Sau đó, Trụ sở chính sẽ phải thực hiện bước điều chuyển hồ sơ và phân cấp ủy quyền lại cho Chi nhánh thực hiện các bước giám sát tiếp theo cho phù hợp.

Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Luật BHTG năm 2012 quy định việc Thu hồi Chứng nhận BHTG như sau: “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị tạm thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi NHNN Việt Nam có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi theo quy định của pháp luật” và “Tổ

36

chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi NHNN có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Theo quy định, các trường hợp thu hồi chứng nhận BHTG sẽ không bao gồm trường hợp tổ chức tham gia BHTG không nộp đủ phí BHTG trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải nộp như trước. Nói cách khác, BHTGVN sẽ không chủ động trong việc thu hồi Chứng nhận BHTG mà phụ thuộc vào Quyết định của NHNN. BHTGVN chỉ có thể thu hồi Chứng nhận BHTG trong các trường hợp NHNN có văn bản tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi, trong trường hợp này BHTGVN sẽ tạm thu hồi Chứng nhận BHTG, tổ chức tham gia BHTG vẫn phải nộp phí cho số tiền gửi chưa nộp phí BHTG và NHNN Việt Nam có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cùng với việc tạm thu hồi Chứng nhận BHTG thì tổ chức tham gia BHTG có thể được cấp lại Chứng nhận BHTG khi “1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi khi được NHNN Việt Nam cho phép phục hồi hoạt động nhận tiền gửi và 2. Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất, rách nát, hư hỏng được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi” (Điều 17, Luật BHTG năm 2012)

Thứ tư, các hình thức cấp Chứng nhận BHTG. Trong mục 1 Chương III Luật BHTG năm 2012 có quy định thủ tục, hồ sơ Cấp chứng nhận BHTG cho tổ chức lần đầu tham gia BHTG; các quy định về niêm yết Chứng nhận BHTG; các hình thức quy định đối với trường hợp thu hồi Chứng nhận BHTG; hình thức cấp lại Chứng nhận BHTG, tuy nhiên chưa quy định thủ

37

tục, hồ sơ, hình thức cấp Chứng nhận BHTG cho các tổ chức mở rộng địa bàn hoạt động (thành lập thêm các điểm hoặc các phòng giao dịch).

Như chúng ta đều biết, đặc điểm của BHTG là tính chất bắt buộc và được áp dụng với một số lượng chủ thể rất hạn chế bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng có nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong quan hệ song phương giữa tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm khi tổ chức tham gia BHTG không còn khả năng chi trả, đổi lại, tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho tổ chức BHTG một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG không thực hiện đúng việc nộp phí bảo hiểm, tổ chức BHTG có quyền áp dụng một số chế tài đặc biệt hoặc chấm dứt việc bảo hiểm tiền gửi. Rõ ràng, quyền chấm dứt bảo hiểm của tổ chức BHTG không mặc nhiên phát sinh mà nó chỉ được thực hiện trên cơ sở vi phạm nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm của tổ chức tham gia BHTG. Qua đó có thể thấy được thái độ cứng rắn của Nhà nước trong việc chống thất thoát khi thu phí bảo hiểm – nguồn kinh phí chính cho hoạt động của tổ chức BHTG và đó cũng chính là sự ràng buộc trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)