Bổ sung thêm một số quyền cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 79)

Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ

BHTGVN là định chế tài chính nhà nước đặc biệt và duy nhất trong lĩnh vực BHTG ở Việt Nam, do đó, cần được củng cố và phát triển phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao khả năng bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền thông qua việc nâng cao năng lực, thể chế, hoạt động và tài chính của BHTGVN; Tăng cường sự đảm bảo an toàn tổng thể và phát triển dài hạn hệ thống tài chính quốc gia thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát và cảnh báo sớm; Tạo cho BHTG Việt Nam một địa vị pháp lý ổn định, đủ nguồn lực để BHTG Việt Nam triển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, tổ chức BHTG tại Việt Nam cần được trao thêm quyền để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tổ chức tham gia BHTG; và tham gia, phối hợp vào quá trình xử lý các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn. Cụ thể, tổ chức BHTGVN cần được bổ sung thêm các quyền sau:

- Quyền kiểm tra. Khi phát hiện rủi ro cao hoặc nghi ngờ tổ chức tham gia BHTG có dấu hiệu không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, BHTGVN có quyền thực hiện kiểm tra tại chỗ hoặc đề xuất phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra.

- Quyền cảnh báo. Ngoài việc kiến nghị, báo cáo với các cơ quan liên quan, BHTGVN cần có quyền cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG về các

80

rủi ro hoặc có quyền từ chối bảo hiểm nếu các vấn đề cảnh báo đưa ra không được cải thiện, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ở các nước, chủ thể thực hiện hoạt động BHTG là một trong các chủ thể tham gia giám sát hoạt động tài chính, ngân hàng. Các chủ thể trong hệ thống giám sát tài chính, ngân hàng thực hiện theo những quy tắc, chỉ tiêu giám sát hiện đại, trong đó, có hoạt động giám sát từ xa. Trên cơ sở đó, tổ chức BHTG phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia BHTG và đưa ra cảnh báo sớm về rủi ro để tổ chức tham gia BHTG áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

- Quyền xử lý các tổ chức tham gia BHTG yếu kém, có vấn đề. Xác định rõ trách nhiệm của BHTGVN không chỉ là chi trả mà cần đảm bảo nguyên tắc chi phí thấp nhất theo thông lệ quốc tế thông qua áp dụng các biện pháp xử lý đổ vỡ hiện đại. Việc thanh lý và chi trả cần hạn chế tối đa nhằm tối giản tổn thất của người gửi tiền và đảm bảo niềm tin nơi công chúng. Để thực hiện được các nội dung trên, cần rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp lý liên quan đến BHTG, đảm bảo hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ và khả thi cao để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động BHTG tại Việt Nam. BHTGVN cũng cần nâng cao sức mạnh tài chính cũng như năng lực chuyên môn để sẵn sàng áp dụng các biện pháp xử lý đổ vỡ hiện đại theo thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, cần có quy định cụ thể trong việc xác định thẩm quyền của tổ chức BHTGVN trong việc xử lý các vi phạm đối với tổ chức tham gia BHTG khi các tổ chức này vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động. Có vậy, mới tạo ra sự chủ động trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG.

Như vậy, thông qua các hoạt động BHTG như kiểm tra tại chỗ, cảnh báo sớm, hoặc can thiệp kịp thời đối với ngân hàng đang gặp khó khăn, có thể

81

giúp ngăn chặn hoặc khắc phục tình trạng đổ vỡ ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định đối với hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính nói riêng.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 79)