Quyền kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi:

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Hoạt động kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng nhất của BHTGVN. Cơ sở pháp lý cho hoạt động này là Luật BHTG số

06/2012/QH13.

Nội dung kiểm tra là việc chấp hành các quy định về BHTG của tổ chức tham gia BHTG. Cụ thể là kiểm tra hồ sơ pháp lý đảm bảo là thành viên tham gia BHTG; kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG; kiểm tra tính đầy

38

đủ trong nộp phí, chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt (nếu có); kiểm tra việc cung cấp thông tin cho BHTGVN.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP thì bên cạnh việc kiểm tra chấp hành quy định, BHTGVN

có quyền tiến hành kiểm tra các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Điều này có nghĩa là căn cứ vào các chỉ tiêu an toàn mà NHNN đề ra, BHTGVN sẽ tiến hành kiểm tra một số tiêu chí như tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn theo địa bàn; quy định về chế độ hạch toán và chứng từ kế toán; quy định về đảm bảo an toàn vốn điều lệ; quy định về đảm bảo an toàn trong cho vay; quy định về tính pháp lý của hồ sơ vay vốn; trích lập quỹ; quy định về quản trị, kiểm soát và điều hành. Hoạt động kiểm tra này bị xem là trùng lặp với hoạt động của thanh tra NHNN, do vậy Luật BHTG mới, có hiệu lực kể từ năm 2013 đã hủy bỏ quy định trên.

BHTGVN đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hàng trăm quỹ tín dụng nhân dân, từ đó phát hiện ra các sai phạm và kiến nghị các biện pháp khắc phục kịp thời, giúp cho các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.

Năm 2013 là năm đầu tiên hoạt động kiểm tra theo quy định mới của Luật BHTG là chỉ chuyên sâu kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG, do vậy thời gian một cuộc kiểm tra được rút ngắn; số lượng đơn vị được kiểm tra tăng lên. Cụ thể kết quả công tác kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là ngân hàng thương mại năm 2013, toàn hệ thống BHTG đã hoàn thành kiểm tra đối với 34 ngân hàng, bao gồm: 02 Ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam); 15 Ngân hàng thương mại cổ phần, 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 02 Ngân hàng liên doanh, 02 Ngân

39

hàng 100% vốn nước ngoài [22]. Bên cạnh đó, 307 Quỹ tín dụng nhân dân cũng được tiến hành kiểm tra, qua đó phát hiện 247 Quỹ tín dụng có vi phạm quy định về BHTG, chiếm 80% số đơn vị được kiểm tra. Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan đến tính và nộp phí BHTG, hồ sơ pháp lý tham gia BHTG, niêm yết Chứng nhận BHTG, chấp hành quy định thông tin, báo cáo. Sau đợt kiểm tra, các Chi nhánh đều có văn bản kết luận đánh giá những mặt đạt và chưa đạt, đồng thời kiến nghị yêu cầu các đơn vị sửa chữa kịp thời. Những vấn đề tồn tại, những vi phạm quy định của pháp luật về BHTG được phát hiện trong quá trình kiểm tra được thông báo cho NHNN Tỉnh, Thành phố đóng trên địa bàn để NHNN chấn chỉnh kịp thời và phối hợp đôn đốc, khắc phục [23].

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)