cảnh báo rủi ro đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Một trong các quyền hạn quan trọng của tổ chức BHTGVN cũng như tổ chức thực hiện hoạt động BHTG ở các quốc gia trên thế giới là thực hiện kiểm tra tại chỗ và giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG. Kết quả của các hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa đổ vỡ tổ chức tham gia BHTG, giảm chi phí tài chính do phải chi trả tiền BHTG cho người gửi tiền và bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật về BHTG hiện hành, BHTGVN còn bị hạn chế về thẩm quyền khi thực hiện hoạt động trên.
Tại các nước, pháp luật về BHTG thường phân định rõ phạm vi thẩm quyền của các chủ thể trong bộ máy giám sát tài chính. Trong đó, không thể thiếu vắng vai trò của tổ chức thực hiện hoạt động BHTG. Tổ chức thực hiện hoạt động BHTG tham gia thực hiện các chức năng giám sát các tổ chức tham gia BHTG, phối hợp hoạt động, chia sẻ thông tin, chịu trách nhiệm cùng các chủ thể giám sát nhằm bảo đảm an toàn đối với cả hệ thống tài chính quốc gia. Trong đó, các chủ thể giám sát như Bộ Tài chính, NHNN tham gia với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Còn tổ chức thực hiện hoạt động BHTG tham gia thực hiện chức năng giám sát với tư cách là định chế tài chính độc lập, không phải với tư cách là cơ quan quản lý nhà
74
nước. Đây là những kinh nghiệm quý báu về quy định quyền hạn của tổ chức thực hiện hoạt động BHTG mà Việt Nam cần tham khảo trong hoàn thiện pháp luật về BHTG.
Theo tôi, Luật BHTG cần phải quy định một cách rõ ràng hơn về việc kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG. Quy định đó có thể triển khai theo hướng sau:
- Giám sát từ xa của Tổng công ty BHTG Việt Nam, trong đó xác định hoạt động này là một bộ phận quan trọng của hoạt động giám sát tài chính quốc gia. Việc giám sát này được biểu hiện thông qua khía cạnh giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng đồng thời phát hiện, cảnh báo những vi phạm có thể xảy ra [33].
- Quy định quyền kiểm tra trực tiếp của tổ chức BHTG, yêu cầu tổ chức tham gia BHTG báo cáo giải trình các vấn đề bất thường, yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm xuất trình những tài liệu liên quan đến xếp loại, đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.
Quy định như trên mới thể hiện được vai trò của tổ chức BHTG Việt Nam. Một mặt, đó là cơ sở để đánh giá, phân loại từng tổ chức tham gia BHTG và đây là căn cứ quan trọng để quyết định biểu phí đối với từng tổ chức tham gia bảo hiểm khi chúng ta quy định mức phí không đồng hạng. Mặt khác, quy định đó làm tăng vai trò của tổ chức BHTG trong mạng an toàn tài chính quốc gia.
Bên cạnh đó, để phát huy hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa khi Luật BHTG có hiệu lực, cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần xây dựng văn bản dưới luật quy định cụ thể, trách nhiệm
rõ ràng trong việc cung cấp trao đổi thông tin giữa NHNN và BHTGVN, làm cơ sở khai thác thông tin đầu vào cho hoạt động giám sát từ xa của BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG.
75
Thứ hai, BHTGVN cần chủ động xây dựng lại bộ chỉ tiêu giám sát phù
hợp với nguồn thông tin đầu vào từ NHNN và tổ chức tham gia BHTG giúp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát; phối kết hợp với hoạt động kiểm tra tại chỗ để xây dựng bộ chỉ tiêu và mẫu biểu liên quan đến vấn đề giám sát tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG.
Thứ ba, cần rà soát lại đối tượng phải thực hiện tham gia BHTG theo
luật BHTG và các luật khác liên quan.
Thứ tư, chủ động phối hợp với NHNN trong việc xử lý, cảnh báo các tổ
chức tham gia BHTG có vấn đề trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt động BHTG. Xây dựng mô hình giám sát mới phù hợp với cơ chế cung cấp thông tin đầu vào và cảnh báo sau giám sát theo quy định của luật BHTG.
Như vậy, cần hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra, giám sát của các chủ thể trong hoạt động BHTG, theo đó, cần bổ sung các quy định theo hướng tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức BHTGVN trong hoạt động kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG. Có như vậy, mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền mới đạt hiệu quả.