Khi nghiên cứu các chủ thể tham gia quan hệ BHTG, cần thiết phải phân biệt chủ thể tham gia BHTG với chủ thể thụ hưởng từ hoạt động này. Khác với quan hệ bảo hiểm thương mại hay quan hệ bảo hiểm xã hội, chủ thể thụ hưởng trong quan hệ BHTG không phải là chủ thể tham gia BHTG – chủ thể đã nộp phí BHTG – mà là người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG.
Người gửi tiền tại các tổ chức tài chính nhận tiền gửi có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác. Mục đích gửi tiền của các chủ thể cũng rất đa dạng như để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tiết kiệm, tích lũy…
Sở dĩ chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm không phải là các tổ chức tham gia BHTG đã nộp phí BHTG theo quy định của pháp luật BHTG mà chính là những cá nhân gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG là do mục tiêu ban đầu của BHTG là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền nhỏ lẻ, thường gửi tiền để tiết kiệm, ít có khả năng tiếp cận và phân tích thông tin thị trường, về hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi nên những đối tượng này dễ gặp rủi ro. Hơn nữa, đây cũng có thể được coi là một chính sách đãi ngộ của mỗi quốc gia nhằm khuyến khích, hỗ trợ loại hình cách doanh nghiệp, tổ chức nhỏ và vừa này phát triển.
Trong bất cứ quan hệ bảo hiểm nào thì việc xác định chủ thể được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, việc xác định chủ thể được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm phụ thuộc vào việc xác định đối tượng được bảo hiểm. Hiện nay trên thế giới phổ biến có hai cách xác định đối tượng được BHTG:
Cách thứ nhất dựa trên tiêu chí loại tiền gửi. Điển hình là pháp luật BHTG của Canada, theo đó, hệ thống BHTG của quốc gia này chỉ thực hiện bảo hiểm đối với các loại tiền gửi sau: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn.
26
Cách xác định thứ hai phổ biến hơn và được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay đó là căn cứ vào người gửi tiền. Theo đó, BHTG sẽ bảo hiểm cho khoản tiền gửi của những nhóm đối tượng có hạn chế nhất định trong việc tiếp cận nền kinh tế nói chung và tiếp cận, thu thập, phân tích thông tin về hoạt động và điều hành của các tổ chức huy động tiền gửi nói riêng. Những người này hầu hết là những người lao động có thu nhập thấp, sử dụng tiền tiết kiệm của mình gửi vào tổ chức huy động tiền gửi nhằm lấy lãi trên cơ sở niềm tin danh cho các tổ chức đó. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều đưa ra danh sách các đối tượng được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm khi có tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng tham gia BHTG. Hoặc như pháp luật BHTG của Áo và Phần Lan lại quy định việc không bảo hiểm cho những khoản tiền gửi của các cơ quan Chính phủ, tiền gửi của các tổ chức tài chính, các công ty lớn và tiền gửi của các cá nhân đang công tác tại các ngân hàng có tham gia BHTG.
Bên cạnh đó, để hoạt động BHTG hiệu quả và nhắm đến đúng đối tượng cần bảo hiểm, một số quốc gia đã áp dụng kết hợp cả hai tiêu chí xác định trên đó là cả loại tiền gửi và đối tượng gửi tiền. Ví dụ như pháp luật về BHTG của Việt Nam quy định: chỉ bảo hiểm đối với các loại tiền gửi là đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu của cá nhân...; và không áp dụng cho các loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó, tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của
27
chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó [27].