hiểm cho ngƣời đƣợc bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính mà có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhưng chưa đến mức bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức tham gia bảo hiểm có thể được tổ chức BHTG cho vay hỗ trợ, bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt, mua lại nợ đối với những khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản. Trong trường hợp buộc phải thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm vì lý do mất khả năng thanh toán, tổ chức BHTG sẽ thực hiện việc chi trả cho người thụ hưởng thay cho tổ chức tham gia BHTG.
Về thủ tục trả tiền và hạn mức thanh toán bảo hiểm. Điều 26 Luật BHTG năm 2012 quy định thủ tục trả tiền bảo hiểm, tuy nhiên, hồ sơ đề nghị
62
chi trả chưa quy định rõ ràng, đồng thời các trường hợp nhận tiền theo ủy quyền, tiền thừa kế, tiền gửi của người mất tích cũng chưa được đề cập đầy đủ. Hơn nữa, về hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện nay vẫn là hạn mức được áp dụng từ năm 2005 với hạn mức chi trả là 50 triệu đồng, trong khi thu nhập bình quân đầu người cũng như tốc độ lạm phát và quy mô phát triển của nền kinh tế ngày càng tăng, rõ ràng hạn mức này không hề hấp dẫn để có thể tạo được động lực thu hút nguồn tiền gửi vào các TCTD. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hệ thống còn nhiều bấp bênh và rủi ro thì việc củng cố niềm tin cho người gửi tiền là một việc làm cần thiết, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần nhanh chóng nâng cao hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi nền kinh tế gặp khó khăn nhằm tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.