Quyền áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 45)

tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Hỗ trợ tài chính là tổng thể các biện pháp tài chính mà tổ chức BHTG áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giúp các tổ chức này khắc phục những khó khăn về tài chính. Các biện pháp hỗ trợ tài chính được BHTG áp dụng đối với tổ chức tham gia BHTG là các biện pháp cần thiết được áp dụng trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả. Việc tổ chức BHTG áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cần thiết nhằm góp phần hạn chế, khắc phục những rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Về nguyên tắc, việc xử lý các tổ chức có vấn đề cần tuân thủ nguyên tắc chi phí thấp nhất, trừ trường hợp có nguy cơ nghiêm trọng gây ra rủi ro hệ thống. Theo quy định của pháp luật hiện hành BHTGVN hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG theo những tiêu chí sau:

46

Thứ nhất, Về điều kiện hỗ trợ, NHNN có văn bản xác định rằng việc

giải thể, phá sản của tổ chức tham gia BHTG có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

Thứ hai, Về hình thức hỗ trợ: hoạt động hỗ trợ bao gồm: cho vay, bảo

lãnh, mua lại các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tham gia BHTG và các hình thức khác phù hợp với các quy định của pháp luật. Khoản hỗ trợ tài chính của BHTGVN được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia BHTG.

Hoạt động hỗ trợ tài chính của các tổ chức BHTG trên thế giới thường với mục đích hỗ trợ cho việc cơ cấu lại các ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đồng thời bảo vệ người gửi tiền. Hoạt động này có thể theo hay phương thức cấp trực tiếp cho ngân hàng gặp khó khăn hoặc cấp cho các ngân hàng có tình trạng tài chính tốt có kế hoạch mua lại các ngân hàng gặp khó khăn (ví dụ ở Ba Lan). Để được Quỹ bảo đảm ngân hàng Ba Lan (BFG) hỗ trợ tài chính thì tổ chức xin hỗ trợ cần thực hiện các thủ tục sau: (1) Đệ trình kết quả kiểm toán các báo cáo tài chính về hoạt động của mình; (2) có ý kiến đồng thuận của Ủy ban giám sát ngân hàng về mục tiêu hỗ trợ; (3) chứng minh khoản yêu cầu hỗ trợ không lớn hơn tổng số tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng; (4) sử dụng các khoản tiền của ngân hàng để xử lý tổn thất. Thời hạn hỗ trợ tài chính tối đa là 10 năm, có thể được gia hạn không quá ½ thời gian cho vay. Nguồn vốn để hỗ trợ tài chính được hình thành chủ yếu từ đóng góp bắt buộc của các ngân hàng theo mức độ rủi ro và theo tỷ lệ quy định của Hội đồng quỹ bảo đảm ngân hàng [29].

Khác với Ba Lan, ở Nhật Bản, tổ chức BHTG (DICJ) thực hiện hoạt động hỗ trợ tài chính thông qua ngân hàng cầu nối và công ty xử lý và thu hồi nợ - hai công ty con trực thuộc DICJ, thành lập trên cơ sở 100% vốn đầu tư từ

47

DICJ. Ngân hàng cầu nối thực hiện quản lý phần tài sản/ nợ tốt của ngân hàng đang trong tình trạng được hỗ trợ trong thời gian chưa có một ngân hàng khác thay thế. Công ty xử lý và thu hồi nợ được ủy quyền thu nhận, xử lý phần tài sản/ nợ xấu từ ngân hàng sắp phá sản. Với cách hỗ trợ tài chính thông qua các công ty chuyên nghiệp như trên, hoạt động của ngân hàng dễ dàng được phục hồi, hoặc trong trường hợp không cứu vãn nổi thì những người gửi tiền cũng không bị lo vì hoạt động của ngân hàng yếu kém thường được tiếp nhận bởi một “ông chủ mới” với năng lực quản lý, điều hành tốt và thực hiện các nghĩa vụ trước người gửi tiền.

Đối với cơ quan BHTG Đài Loan (CDIC), hoạt động hỗ trợ tài chính được thực hiện đối với các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn khi các tổ chức này có nguy cơ mất khả năng chi trả, không tìm kiếm được các nguồn hỗ trợ tài chính khác. Nguồn vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính của CDIC lấy từ Vốn điều lệ và Quỹ dự phòng chi trả của CDIC, vốn vay từ nguồn hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Trung ương chưa kịp cấp vốn thì CDIC có thể vay từ các tổ chức tài chính khác. Nguồn vốn cho hoạt động hỗ trợ tài chính của CDIC lấy từ vốn điều lệ và quỹ dự phòng chi trả của CDIC, vốn vay từ nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Trung ương Đài Loan. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc Ngân hàng Trung ương chưa kịp cấp vốn thì CDIC có thể vay từ các tổ chức tài chính khác.

Hoạt động tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG của các nước trên thế giới như Ba Lan, Mĩ, Nhật, Đài Loan… cho thấy tổ chức BHTG chủ động và tích cực tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng chứ không thụ động đợi các tổ chức tài chính bị đổ vỡ để tiếp nhận, xử lý. Đương nhiên, để đảm bảo sự chủ động trên, tổ chức BHTG phải được trao nhũng quyền năng nhất định, phải có đủ năng lực tài chính, đặc biệt khi khủng hoảng hệ thống xảy ra. Ví dụ: cơ quan BHTG Mĩ (FDIC) được Quốc

48

hội Mĩ trao những quyền đặc biệt để giải quyết các vụ đổ bể ngân hàng (kể cả khi luật pháp có quy định khác) như được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lí tài sản của tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản mà không chịu sự chi phối của cổ đông, tòa án các cấp hay cơ quan kiểm soát khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán, FDIC được Cục Dự trữ Liên bang Mĩ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp hạn mức tín dụng đặc biệt 30 tỉ USD để bù đắp các khoản thâm hụt do chi trả bảo hiểm.

Ở Việt Nam, với đặc thù của tổ chức BHTG theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, nên trong thực tế BHTGVN tham gia vào việc thực hiện xử lý ngân hàng đổ vỡ dưới góc độ chủ yếu là thanh lý và xử lý tài sản của tổ chức này để thực hiện việc thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền. Mặt khác, pháp luật về việc BHTGVN thực hiện hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ cũng không được quy định rõ ràng, cụ thể. Việc thực hiện chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật cũ và theo yêu cầu của NHNN. Nói cách khác, hoạt động hỗ trợ tài chính của BHTGVN hiện nay chưa được coi là một “phương thức bảo hiểm” để xử lý các tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ đổ vỡ, mà thực chất là công cụ giúp NHNN can thiệp, điều tiết thị trường.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng hoạt động hỗ trợ tài chính của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả là hoạt động nghiệp vụ vô cùng quan trọng và mang tính đặc thù của tổ chức BHTG so với các loại hình bảo hiểm khác bởi như chúng ta đã biết, trong các quan hệ bảo hiểm khác, tổ chức bảo hiểm chỉ xuất hiện và thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, còn trong quan hệ BHTG thì khi sự kiện bảo hiểm chưa thực sự xuất hiện nhưng trong trường hợp có tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng chi trả thì tổ chức BHTG có thể xem xét để áp dụng các biện pháp hỗ trợ

49

tài chính đối với tổ chức tham gia BHTG đó nhằm góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 45)