học trong thực hiện pháp luật về hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Luật BHTG quy định tổ chức BHTG có chức năng tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, BHTGVN có được nguồn thông tin chính xác, đầy đủ và kip thời về từng tổ chức tham gia BHTG. Thông tin đầu vào tốt là yếu tố trọng yếu góp phần đảm bảo cho việc tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra những cảnh báo hoặc đề xuất một cách hiêu quả.
Hiện nay, BHTGVN có thể tiếp cận thông tin trực tiếp từ các tổ chức tham gia BHTG, từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp hoặc thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cơ chế tiếp cận, chia sẻ thông tin cho BHTGVN chưa được cụ thể hóa; vì vậy, vấn đề này cần được quy định rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn luật sẽ được ban hành. Cần lưu ý thông tin đầu vào tốt là cơ sở để xác định hạn mức phù hợp, là nhân tố quan trọng để triển khai phí theo rủi ro và là tác nhân then chốt cho hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, ngăn ngừa đổ vỡ, từ đó hạn chế nguy cơ BHTGVN phải sử dụng nguồn vốn quỹ của mình để chi trả cho tổ chức tham gia BHTG gặp vấn đề.
Ngoài ra, BHTGVN cũng cần phải có hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đủ mạnh để xử lý thông tin đầu vào một cách chính xác, kịp thời nhất; có nguồn lực tri thức và con người để phân tích thông tin một cách tối ưu. Hiện tại, hệ thống công nghệ thông tin đã và đang được BHTGVN hoàn thiện, nâng
82
cấp, đặc biệt thông qua Dự án Hiện đại hóa hệ thống tài chính và hệ thống thông tin quản lý [43].
Năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về hoạt động BHTG tại Việt Nam. Hiệu quả chính sách BHTG tại Việt Nam sẽ chỉ thực sự được nâng cao khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tuân thủ Luật BHTG, đồng thời bổ sung các nội dung còn chưa được quy định cụ thể, đặc biệt trong vấn đề hạn mức trả tiền bảo hiểm, phí BHTG và cơ chế tiếp cận thông tin được triển khai trong năm 2014.
Hiện nay, với số lượng gần 1.000 tổ chức nhận tiền gửi tham gia BHTG, cần thiết phải có một hệ thống mạng thông tin đáp ứng được nhu cầu truy cập và xử lý thông tin cần thiết cho hoạt động BHTG, đặc biệt là đáp ứng công tác giám sát từ xa của BHTGVN đối với tổ chức tín dụng. Trong đó, phải xây dựng chương trình lưu trữ, cập nhật thông tin về tổ chức tín dụng cũng như khách hàng gửi tiền tại mỗi tổ chức đó. Đồng thời, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ các hoạt động BHTG, chú trọng xây dựng và hiện đại hóa phần mềm giám sát, phân tích số liệu, hoặc đánh giá hoạt động của các định chế tài chính nhằm phục vụ cho công tác cảnh báo sớm đối với tổ chức tín dụng [35]. Hệ thống mạng thông tin phục vụ các hoạt động BHTG phải đáp ứng được tính hiện đại, từng bước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế không chỉ bảo đảm tính kịp thời trong thu nhập, xử lý thông tin về tổ chức tín dụng mà còn bảo đảm tính thống nhất trong phối hợp giữa các chủ thể thực hiện giám sát tổ chức tín dụng. Đó còn là điều kiện để BHTGVN tham gia hội nhập quốc tế thông qua sự phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xử lý các ngân hàng gặp khó khăn. Từ đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như bảo đảm an toàn đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
83