Tăng cƣờng cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin với NHNN

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 88 - 93)

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, BHTGVN cần có đủ nguồn thông tin để có thể phân tích, đánh giá hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG. Khoản 2, Điều 34 Luật BHTG năm 2012 quy định: NHNN có trách nhiệm để tổ chức BHTG tiếp cận dữ liệu thông tin về tổ chức tham gia BHTG theo quy định

89

của Chính phủ. Điều 10 Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định nguyên tắc cung cấp thông tin của NHNN cho BHTGVN, các thông tin BHTGVN được tiếp cận từ dữ liệu thông tin của NHNN. Tuy nhiên, Nghị định chưa cụ thể hóa phương thức tiếp cận thông tin của tổ chức BHTG từ NHNN, điều này hiện đang làm hạn chế tính chủ động tiếp cận thông tin của BHTGVN. Do đó, cần thiết ban hành cơ chế chia sẻ thông tin cụ thể, chi tiết hơn giữa BHTGVN và NHNN, trong đó quy định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm các bên trong khai thác, xử lý thông tin, phương thức chia sẻ thông tin, nhất là những thông tin đột xuất liên quan đến những đơn vị đang gặp vấn đề trong hoạt động để BHTGVN có thể chủ động triển khai đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Luật BHTG.

90

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trong Chương III, luận văn đã nêu ra phương hướng sửa đổi, cùng các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG ở Việt Nam. Các điểm còn bất cập, cần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chủ yếu xoay quanh các quy định pháp lý về hạn mức trả tiền bảo hiểm, phí BHTG cũng như về loại tiền được bảo hiểm, về hoạt động chi trả, các vấn đề về giấy chứng nhận BHTG, cùng với đó là các quy định về việc kiểm tra, giám sát của tổ chức BHTGVN đối với các tổ chức tham gia BHTG và chế tài xử phạt vi phạm quy định pháp luật về bảo hiệm tiền gửi. Để nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, toàn diện với kinh tế thế giới, việc hoàn hiện pháp luật về BHTG theo các thông lệ quốc tế cũng cần được quan tâm, với việc học hỏi kinh nghiệm tiến bộ của các nước trên thế giới qua đó vận dụng có linh hoạt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện tại. Điều này không chỉ góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững cho hoạt động BHTG, mà còn tạo hành lang pháp lý cho sự ổn định hoạt động của ngành tài chính - ngân hàng nói riêng, và kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung.

91

KẾT LUẬN

Mô hình hoạt động BHTG ở Mỹ với mục tiêu “bảo vệ người gửi tiền” đã mang lại nhiều hiệu quả và thành công khiến cho mô hình này phổ biến và được áp dụng trên hầu khắp các quốc gia trên thế giới như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ người dân, bảo vệ nền kinh tế trước những cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ngày một thường xuyên và ồ ạt trong giai đoạn hiện nay. Kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, các quốc gia bắt đầu nhận thấy sự hữu hiệu của mô hình bảo hiểm này. Đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 1996-1998, hàng loạt các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Kazakhstan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Úc..., trong đó có Việt Nam đã tiến hành thành lập mới hoặc cải cách hệ thống BHTG.

Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam cũng đã liên tục được cải cách theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo phân bổ hiệu quả và an toàn cá nguồn lực tài chính, trong đó phải kể đến việc xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống BHTG.

Trong phạm vi Luận văn, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động BHTG, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hoạt động BHTG và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động BHTG ở Việt Nam, Luận văn đã phân tích những mặt tích cực của hoạt động BHTG đối với hoạt động tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về định hướng xây dựng khung pháp lý cho hoạt động tài chính – ngân hàng nói chung đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường cũng như chủ trương

92

tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động BHTG nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về BHTG, chúng ta không khỏi gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và tự do hóa tài chính như hiện nay, hệ thống tổ chức tín dụng đang phát triển nhanh về số lượng và quy mô cũng như đa dạng về hình thức hoạt động, do đó, vận hành nền kinh tế của nước ta hiện nay sẽ phải đương đầu với vô số rủi ro và thách thức. Việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG cũng như thực trạng những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể này trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có tham khảo, đối chiếu, so sánh với những quy định tương đương của pháp luật một số nước trên thế giới nhằm mục đích đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG của Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, mặc dù có sự tìm tòi, chắt lọc và đối chiếu cũng như phân tích kỹ lưỡng những vấn đề được đưa ra nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên, hy vọng rằng những vấn đề đã được đề cập, phân tích và kiến nghị đã được nêu ra trong luận văn không chỉ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật mà còn có thể áp dụng vào trong thực tế hoạt động BHTG tại Việt Nam.

93

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)