Nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời thụ hƣởng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

phát sinh sự kiện bảo hiểm

Một trong những nghĩa vụ quan trọng của tổ chức BHTG là thực hiện chi trả tiền bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Tổ chức BHTG có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trả tiền cho người gửi tiền.

54

Thông thường, pháp luật các nước quy định tổ chức tham gia BHTG không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và chủ nợ có yêu cầu phá sản được coi là lâm vào tình trạng phá sản. Sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục, nhưng không thể hoạt động trở lại thì việc tuyên bố phá sản tổ chức tham gia BHTG là cần thiết. Mặc khác, trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép hoạt động, tiến hành các thủ tục giải thể do gặp khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia BHTG thì vấn đề chi trả tiền bảo hiểm của tổ chức BHTG cũng được đặt ra.

Với mục tiêu hoạt động là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, tổ chức BHTG phải bảo đảm các nguyên tắc chi trả bảo hiểm như chi trả đầy đủ, kịp thời số tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, xử lý tổ chức tham gia BHTG nhằm góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tổ chức nhận tiền gửi.

Hoạt động chi trả tiền gửi là biện pháp cuối cùng mà tổ chức BHTG tiến hành để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm của BHTGVN phát sinh kể từ thời điểm NHNN Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt, hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền (Điều 22 Luật BHTG năm 2012). Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, BHTGVN có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG (Điều 23 Luật BHTG năm 2012).

Đây là một quy định mới nhằm khắc phục những bất cập trong việc xác định thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi

55

tiền. Bởi lẽ, trước khi Luật BHTG năm 2012 được ban hành, hệ thống pháp luật về BHTG xác định thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản hoặc kể từ ngày Tòa án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo quy định này, thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là quá muộn, do đó dẫn đến hậu quả là không đảm bảo được hai mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống BHTG ở bất kỳ quốc gia nào, đó là không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và hệ thống pháp luật về BHTG không thực hiện tốt được chức năng ngăn ngừa hiện tượng rút tiền ồ ạt gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng. Ngoài ra, theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, chỉ TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền nhận tiền gửi của cá nhân, vì vậy hai loại hình này phải tham gia BHTG bắt buộc. Do đó, thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền phải bao gồm cả trường hợp áp dụng đối với TCTD và trường hợp áp dụng đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy, việc Luật BHTG năm 2012 xác định thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền rõ ràng và riêng biệt với hai trường hợp tổ chức tham gia BHTG là TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, đối với TCTD là thời điểm NHNN Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc có văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thời điểm NHNN Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền, là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo đạt được mục

56

tiêu của Luật BHTG và phù hợp với quy định tại Luật các TCTD năm 2010. Việc chi trả kịp thời và đầy đủ số tiền được bảo hiểm, xử lý êm thấm các tổ chức tín dụng bị đổ vỡ giúp duy trì được niềm tin của người gửi tiền vào chính sách bảo vệ người gửi tiền của nhà nước, góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung [34].

Qua hơn 14 năm thành lập và phát triển, BHTGVN đã chi trả tiền bảo hiểm cho 1.623 người gửi tiền tại 38 tổ chức tham gia BHTG bị giải thể, phá sản với số tiền là 21,8 tỷ đồng [35]. Hạn mức trả tiền bảo hiểm ngày đầu thành lập là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu vào năm 2005. Theo Luật BHTG năm 2012, hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ cho phù hợp. Hiện nay, BHTGVN đang nghiên cứu xem xét để trình các cơ quan có thẩm quyền nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền ngày càng tốt hơn, giúp nâng cao niềm tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)