của các chủ thể trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về hoạt động BHTG tại Việt Nam với việc chính thức áp dụng Luật BHTG số 06/2012/QH13. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bên cạnh những thành công đạt được, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Thêm vào đó, quy định tại Luật BHTG năm 2012 có nhiều điểm mới so với
quy định trước đây tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định 109/2005/NĐ- CP nhưng chưa được điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 68/2013/NĐ-CP. Vì vậy để Luật BHTG năm 2012 thực sự đi vào cuộc sống,
tạo điều kiện để các chủ thể trong hoạt động BHTG phát huy hiệu quả vai trò của mình, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng phù hợp, thống nhất với Luật BHTG năm 2012, đồng thời bổ sung các nội dung còn chưa được quy định cụ thể.
Ngoài ra, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG ở Việt Nam cần được hoàn thiện dựa trên những định hướng sau đây:
- Phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng và hoạt động BHTG, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013;
68
- Việc hoàn thiện khung pháp lý BHTG cũng cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các chính sách khác trong lĩnh vực ngân hàng, hướng tới tầm nhìn dài hạn, với kỳ vọng ngân hàng Việt Nam không chỉ cạnh tranh trong “ao nhà” mà còn đầy đủ năng lực cạnh tranh để vươn ra “biển lớn”. Định hướng này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ, xu hướng phát triển đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng; đồng thời nhất quán với mục tiêu đã được xác định khi hoạt động BHTG bắt đầu chính thức được triển khai;
- Kế thừa những nội dung phù hợp đã được trải nghiệm qua thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam, đồng thời khắc phục những thiếu sót, bất cập của pháp luật hiện hành về BHTG;
- Tham khảo, học tập kinh nghiệm về xây dựng pháp luật BHTG các nước, cũng như tham khảo các hướng dẫn phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm cho hệ thống pháp luật về BHTG của Việt Nam có sự tương thích nhất định với các thông lệ chung của quốc tế.
Nhìn chung, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG ở Việt Nam không nằm ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng hội nhập ngày càng sâu rộng, người gửi tiền đang có nhiều sự lựa chọn, nhưng cũng đứng trước những rủi ro lớn hơn. Đặc biệt, mục tiêu chính sách công của hoạt động BHTG không thể đạt được nếu thiếu đi khung pháp lý cần thiết. Vì vậy, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động BHTG ở Việt Nam cần được cụ thể hóa một cách đồng bộ tại các văn bản dưới luật, những vấn đề này càng sớm được giải quyết, chính sách BHTG
69
sẽ càng được thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao niềm tin của công chúng và đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho các tổ chức tham gia BHTG.