Sau hơn 14 năm hoạt động, BHTGVN đã đóng góp quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước và ngành ngân hàng, khẳng định được tính đúng đắn của chính sách BHTG và vị thế của một định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh hoạt động kiểm tra tại chỗ, một trong những nghiệp vụ quan trọng và triển khai có hiệu quả khác của BHTGVN là hoạt động giám sát từ xa. Hoạt động giám sát từ xa là một trong những hoạt động trọng tâm của BHTG thế giới nói chung và BHTGVN nói riêng, thông qua đó quyền lợi của người gửi tiền được đảm bảo triệt để. Cơ sở pháp lý cho hoạt động này là Luật BHTG số 06/2012/QH13
Hoạt động giám sát bao gồm: tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Đây còn được coi là hoạt động đánh giá rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG, từ đó cảnh báo sớm và đề xuất
40
biện pháp giúp tổ chức này khắc phục phòng ngừa; đồng thời là cơ sở cho hoạt động kiểm tra tại chỗ. Hiện nay BHTGVN thực hiện giám sát tất cả các tổ chức tham gia BHTG; tập trung vào việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG như khả năng về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng thanh toán. Việc giám sát được thực hiện qua những kênh cơ bản như báo cáo của tổ chức tham gia BHTG và báo cáo của thanh tra NHNN và được thực hiện theo hai hướng:
- Giám sát rủi ro tại từng thời điểm: Nhằm xác định những rủi ro mà tổ chức tham gia BHTG đang phải trực tiếp gánh chịu để đưa ra những cảnh báo trong trường hợp cần thiết về tình hình hoạt động của những đơn vị này. Đây là cơ sở để xếp loại tổ chức tham gia BHTG nhằm áp dụng mức phí theo rủi ro.
- Giám sát rủi ro trong tương lai: Nhằm đưa ra những biện pháp phòng ngừa cũng như dự báo tài chính về tình hình phát triển chung của ngành ngân hàng để có những thay đổi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính.
Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng hoặc vi phạm các quy định về pháp luật ngân hàng khác; hoặc hoạt động của tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát tài sản hoặc có tác động tiêu cực tới các tổ chức tín dụng khác thì tổ chức BHTG có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời với NHNN.
Quyền giám sát từ xa được BHTGVN triển khai từ năm 2002 trên cơ sở nội dung giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng dựa trên nguồn thông tin đầu vào từ các tổ chức tham gia BHTG và các nguồn thông tin khác được quy đi ̣nh trong các văn bản pháp quy về B HTG. Trong
41
thời gian này, BHTGVN đã chủ động tập trung nghiên cứu , ứng dụng một số mô hình giám sát tài chính hiệu quả phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Hoạt động giám sát từ xa đã được thực hiện thống nhất từ trụ sở chính tới các chi nhánh BHTG khu vực, không chồng chéo và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình quản lý, điều hành. Đội ngũ cán bộ giám sát được tuyển dụng và đào tạo phù hợp với nghiệp vụ ngân hàng , BHTG. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng báo cáo giám sát, hê ̣ thống báo cáo giám sát từ xa của BHTGVN đã trở thành 1 kênh thông tin giám sát có chất lượng đối với các cơ quan quản lý tài chính . 6 tháng đầu năm 2013, BHTGVN đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia BHTG gồm 90 Ngân hàng thương mại, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng , Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 1141 Qũy tín dụng nhân dân cơ sở . Kết quả của công tác giám sát từ xa đã phát hiê ̣n nhiều vi phạm về BHTG và vi phạm an toàn trong hoạt động ngân hàng từ đó có cảnh báo kịp thời tới các tổ chức tham gia BHTG [23]. Có thể nói, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát này, các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề được rút khỏi thị trường một cách có trật tự, không làm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, không ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó BHTGVN cũng chủ động hơn trong việc chuẩn bị các nguồn lực tài chính trong trường hợp xảy ra, tránh trường hợp các tổ chức nhận tiền gửi rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả, từ đó ngăn chặn khủng hoảng tài chính.
* Quyền kiểm tra tại chỗ, giám sát từ xa của BHTGVN là kiểm tra, giám sát chuyên ngành, khác với hoạt động thanh tra của NHNN ở các khía cạnh sau:
Một là, Kiểm tra của NHNN do thanh tra thực hiện, là kiểm tra mang
42
của BHTGVN là do chính BHTGVN tiến hành, nhằm thực hiện chức năng của mình.
Hai là, Về tính chất, hoạt động thanh tra ngân hàng là một nội dung
quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ của NHNN, có nghĩa là mang tính chất quản lý nhà nước, áp dụng chế tài xử lý khi phát hiện vi phạm ; còn hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN là hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng của bản thân BHTGVN, giúp các tổ chức tham gia BHTG sửa đổi những vi phạm trong lĩnh vực BHTG nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
Ba là, Đối tượng bị thanh tra ngân hàng rộng hơn đối tượng bị kiểm tra
của BHTGVN: Là toàn bộ tổ chức và hoạt động của các TCTD, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, việc thực hiện các quy định của Pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức cá nhân, kể cả quy định pháp luật về BHTG. Còn đối tượng kiểm tra của BHTGVN chỉ giới hạn trong việc kiểm tra chấp hành pháp Luật BHTG của các tổ chức tham gia BHTG.
Bốn là, Chủ thể bị thanh tra ngân hàng rộng hơn chủ thể bị kiểm tra của
BHTGVN
Từ những phân tích trên, có thể nói, cùng với hoạt động kiểm tra tại chỗ, hoạt động giám sát từ xa là hoạt động cốt lõi nhất trong lĩnh vực BHTG. Trên cơ sở giám sát, BHTGVN tiến hành đánh giá, đo lường, kiểm soát và hạn chế các rủi ro xảy ra. Rủi ro trong ngân hàng được hạn chế bao nhiêu thì sẽ hạn chế sự phá sản của ngân hàng bấy nhiêu, tổ chức BHTG một mặt không phải chi trả tiền bảo hiểm, một mặt lại tiết kiệm được chi phí mà quyền lợi của người gửi tiền vẫn được đảm bảo . Việc giám sát từ xa với các tổ chức tham gia BHTG là cơ sở cho các hoa ̣t đô ̣ng nghiê ̣p vu ̣ khác tại BHTGVN.
43
Ở Đài Loan, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền tiếp cận và được chia sẻ thông tin đầy đủ về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, có quyền giám sát, kiểm tra trong toàn bộ quá trình hoạt động và có quyền xử lý đổ vỡ đối với tổ chức thành viên đó. Từ đó mới giải quyết được vấn đề phối hợp giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính và tăng hiệu quả kết nối của các tổ chức này. Trên thế giới, hiện nay tổ chức BHTG của hầu hết các quốc gia đều có chức năng kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng, ví dụ như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Indonexia. Hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN có nhiều nét tương đồng với BHTG Hàn Quốc. Tuy nhiên quyền hạn của BHTG Hàn Quốc rộng hơn, họ có quyền xử lý vi phạm, đóng cửa tổ chức tín dụng theo quy định của Luật BHTG Hàn Quốc.