0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 65 -67 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

3.1.2.1 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.

Cản trở giao thông và lối đi lại của người dân

Khu vực dự án nằm trong khu vực dân cư thưa thớt vì vậy tác động này có thể giảm thiểu được rất nhiều. Ngoài ra, theo thiết kế lượng đất đào gần như tương đương với lượng đất đắp do đó chủ yếu việc đào đắp diễn ra ngay trong phạm vi khu đất của dự án nên giảm được đáng kể khối lượng vận chuyển cũng như việc di chuyển của phương tiện vận chuyển.

Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương

Việc tập trung một lượng lớn công nhân xây dựng phục vụ cho dự án khoảng từ 200 người có thể dẫn đến các vấn đề mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương. Công nhân với nhiều thành phần sẽ ảnh hưởng an ninh trật tự, tác động xấu về mặt giáo dục cho người dân và trẻ em trong vùng dự án. Tác động này theo đánh giá là ở mức thấp do dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt.

Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Quá trình khai hoang xây dựng ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến vườn quốc gia Yok Đôn, chủ yếu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và hệ sinh thái các khu vực lân cận.

Hoạt động của công nhân cũng làm ảnh hưởng đến vườn quốc gia Yok Đôn nếu không có biện pháp quản lý và bảo vệ để cho công nhân săn bắt và chặt phá lâm sản trái phép tại vườn quốc gia

3.1.2.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Gia tăng mật độ giao thông đi lại trên các tuyến đường đi vào nông trường

Do tập trung một lượng công nhân khá lớn, nên các phương tiện vận chuyển lương thực thực phẩm vào ra nông trường sẽ thường xuyên hơn, bên cạnh đó chuyên chở phân bón, cây trồng cũng góp phần tăng mật độ giao thông trên tuyến đường vào khu vực dự án.

Xói mòn

Xói mòn không được xem như vấn đề ô nhiễm, nhưng xói mòn gây ra suy giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa chảy tràn, khả năng gây lũ bùn, sụt lún đất gây ra các thiệt hại về người và của. Quá trình xói mòn có thể gây bồi lắng các con suối nhỏ khu vực dự án như suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và cả sông Sêrêpôk đoạn chảy qua khu vực dự án.

Xói mòn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các dự án khai thác đất trồng trên trên các vùng đồi núi, vì nếu không có các biện pháp canh tác hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ biến đất rừng thành đất trống đồi trọc. Vừa gây giảm đa dạng sinh học vừa gây các tác hại tiêu cực đến hệ sinh thái, gây thoái hóa đất làm mất khả năng phục hồi của hệ sinh thái.

(Việc định lượng xói mòn được tính toán cụ thể ở phần sau – phần đánh giá khả năng xói mòn đất)

Tăng nhu cầu thị trường hàng hóa và đồ dùng ở địa phương; biến động giá cả hàng hóa.

Khu vực dự án với mật độ dân cư thưa thớt, việc gia tăng số lượng công nhân khá lớn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa cũng như giá cả ở địa phương.

Tác động làm giảm đa dạng sinh học

Các hoạt động hàng ngày của công nhân như săn bắn thú rừng, khai thác lâm sản...đây là các nguyên nhân chính gây ra sự giảm đa dạng sinh học cho khu rừng được giao khoanh nuôi và quản lý. Trong khuôn khổ dự án 4.213 ha có 1.082,4 ha khoanh nuôi và trồng mới 110 ha đất rừng. Vì vậy cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho công nhân để không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trong khu vực dự án.

An ninh và các vấn đề xã hội khác.

Khu vực dự án nằm trong khu vực vùng biên, công nhân ở lán trại không tập trung. Nên vấn đề an ninh phải được xem trọng, bên cạnh đó công nhân phần lớn là nam nên các vấn đề văn hóa và sinh hoạt cộng đồng cần phải được theo dõi. Các mối quan hệ xã hội của người địa phương và các công nhân từ nơi khác đến cần được chú trọng. Không thể để xảy ra bất kì sự cố giao tiếp nghiêm trọng nào giữa công nhân và người dân địa phương.

Công tác đền bù giải tỏa gây nên sự xáo trộn về đời sống và dao động tinh thần cho người dân trong vùng dự án dễ bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo.

Khả năng làm thay đổi tiểu khí hậu khu vực

Nhiệt độ không khí trong khu vực dự án trong những năm đầu có thể tăng lên vào buổi trưa, do không có cây xanh che chắn và giải nhiệt, do vậy tiểu khí hậu có thể bị thay đổi.

Tác động lên hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Trong quá trình hoạt động của dự án, hoạt động giao thông vận tải cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, tuy nhiên ảnh hưởng này là không lớn vì khu vực dự án nằm cách xa vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm cách ranh giới khu vực dự án 13km về phía Tây Bắc theo đường chim bay) và hướng gió chủ đạo của khu vực là hướng Đông Bắc – Tây Nam nên vườn quốc gia Yok Đôn không bị ảnh hưởng nhiều.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 65 -67 )

×