0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 28 -30 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

1.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng

a) Nhu cầu phân bón

Theo điều 80, 118, 119 của cuốn quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam và cùng với hạng đất, mật độ trồng cao su của dự án thì nhu cầu phân bón cho cây trồng hàng năm như sau:

(1) Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bảng 1.7 Lượng phân bón của dự án trong thời kỳ KTCB

Năm kg/haT số

Thành phần

Đạm Lân Kali

kg/ha kg/ha kg/ha

1 215 50 150 15

2 510 120 360 30

3÷7 640 150 450 40

Tổng 3925 920 2760 245

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam

(2)

Thời kỳ cao su kinh doanh

Bảng 1.8 Lượng phân bón trong thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)

Năm cạo Tổng N Đạm Urê P Lân Kali

2O5 Lân K2O KCL

1-10 985 80 174 68 450 80 133

11-20 1.159 100 217 75 500 100 167

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam

Thời kỳ bón phân cho cây trồng thường vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) và cuối mùa mưa (tháng 10) với tổng lượng phân bón trong thời kỳ KTCB là 10.597,5 tấn (trong suốt 7 năm), tổng lượng phân bón thời kỳ cao su kinh doanh là 57.888 tấn (trong suốt 20 năm). Và tổng lượng phân bón sử dụng trong suốt quá trình của dự án là 68.485,5 tấn (27 năm). Các loại phân bón sử dụng vào dự án là phân bón được Bộ NN và PTNT cho phép lưu hành sử dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ- BNN-KHCN ngày 15 tháng 2 năm 2000).

b) Thuốc bảo vệ thực vật

Trên cây cao su thường mắc một số bệnh như héo đen đầu lá, rụng lá, nấm hồng, khô cành, nứt vỏ, loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo,...Để diệt cỏ và phòng trừ các bệnh trên, dự án sẽ sử dụng một số loại thuốc BVTV như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, Basudin, CuSO4,... Các loại thuốc trên được sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.

Bảng 1.9 Khối lượng hoá chất sử dụng để bảo vệ cây cao su hàng năm

Đơn vị:Lít hoặc Kg/ha

Loại thuốc BVTV Thuốc diệt cỏ (lít) Validamycine (lít) Vôi (kg) Basudin (kg) CuSO4 (kg) Hệ số sử dụng 2,0 2,0 0,5 2,0 2,0 Tổng 5400 5400 1350 5400 5400

Tổng lượng hóa chất sử dụng để bảo vệ cây cao su trong suốt quá trình của dự án (27 năm) là 619,65 tấn bao gồm các loại như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, basudin và đồng sunfat.

c) Nhu cầu về điện, nhiên liệu

Hiện nay, trong khu vực dự án đã có đường điện lưới kéo vào. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của dự án trong trường hợp lưới điện quốc gia có sự cố thì công ty dự kiến mua 03 máy phát điện công suất 10 KAV. Máy phát điện sử dụng dầu DO, nhu cầu nhiên liệu hàng tháng vào khoảng 870 lít dầu.

d) Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng tổng khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án khoảng 4.500 tấn (bao gồm xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá…)

e) Nhu cầu sử dụng nước

Công ty sẽ khoan 03 giếng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công nhân. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án:

– Giai đoạn khai hoang, xây dựng: 200 người x 100 lít/người = 20,0 m3/ngày.

– Giai đoạn chăm sóc và khai thác: 777 người x 100 lít/ngày = 77,7 m3/ngày. Dự án sẻ sử dụng 02 xe bồn chuyên dụng để phòng cháy chữa cháy rừng với lượng nước dự trữ khoảng 15 – 20 m3/xe

Nhu cầu nước tưới cho 15 ha vườn ươm: 10m3/ha.ngày thì lượng nước tưới cần thiết cho 15 ha là 150 m3/ngày. Dự án sẽ sử dụng nguồn nước suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và đặc biệt là sông Serepok để cung cấp nước tưới cho vườn ươm và cho cây cao su vào mùa khô.

Ngoài ra nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh công nghiệp (vệ sinh sàn nhà, thiết bị công nghiệp, tưới đường, vệ sinh nhà xưởng…) với nhu cầu ước tính khoảng 20 m3/ngày.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 28 -30 )

×