4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
5.2.3 Giám sát khác
(1) Giám sát tình trạng xói mòn đất
– Tình trạng xói mòn đất được xác định bằng phương pháp cho điểm trên cơ sở các chỉ tiêu về trạng thái thảm mục trên mặt đất, trạng thái mặt đất, màu sắc tầng đất mặt, mức huỷ hoại tầng A. Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu, xác định tổng số điểm phản ánh tình trạng xói mòn và đánh giá tình trạng xói mòn đất hiện tại.
– Số mẫu giám sát: 12 mẫu trong khu vực dự án; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường
X: 806.255,56 m; Y: 1.414.913,91 m X: 807.191,69 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.417,98 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.471,98 m; Y: 1.413.485,72 m X: 808.589,86 m; Y: 1.411.535,46 m X: 808.925,91 m; Y: 1.409.579,21 m X: 802.571,08 m; Y: 1.411.241,42 m X: 803.531,21 m; Y: 1.411.925,51 m X: 804.767,36 m; Y: 1.410.677,35 m X: 801.574,95 m; Y: 1.406.890,85 m X: 801.688,96 m; Y: 1.405.456,66 m X: 801.568,95 m; Y: 1.403.536,37 m
– Tần suất thu mẫu: 1 năm/ lần. (2) Giám sát sự biến đổi độ phì của đất
– Số mẫu giám sát: 12 mẫu (có vị trí tương tự như vị trí giám sát xói mòn đất)
– Các chỉ tiêu giám sát: hàm lượng mùn trong đất, độ pH, độ xốp lớp mặt.
– Tần suất giám sát: 1 năm/lần.
(3) Giám sát dư lượng hoá chất trong đất
– Mục tiêu nhằm xác định hàm lượng hoá chất còn tồn đọng lại trong đất sau khi sử dụng hoá chất diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu.
– Tiêu chuẩn dư lượng hoá chất trong đất là ngưỡng cho phép về hàm lượng các hóa chất tồn dư trong đất trong khi sử dụng trong quá trình kinh doanh cao su. Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất được quy định trong bảng Quy chuẩn quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất
(4) Giám sát đa dạng sinh học
– Giám sát về sự biến đổi của hệ động vật (các loài cá, các loài thú, bò sát…) và thực vật (các loài thực vật thân gỗ) trong vùng dự án.
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần cao su
Đồng Phú – Đăk Nông đã gửi Công văn số 04/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và Công văn số 05/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Ea Pô. Sau khi nghiên cứu văn bản và các tài liệu liên quan UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và xã Ea Pô đã có công văn trả cụ thể như sau:
− Công văn số 07/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”
− Công văn số 01/CV-UBMT, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã
Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”
− Công văn số 04/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”
− Công văn số 15/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”