0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 46 -48 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật

2.3.4.1 Thực vật

Bảng 2.13 Hiện trạng diện tích, hiện trạng đất đai khu vực dự án

TT Hiện trạng Diện tích (ha)

TK 826 TK 839 TK 840 TK 854 A Đất có rừng 864,5 331,6 128,9 720,3 I Rừng tự nhiên 864,2 329,5 102,3 719,3 1 Rừng gỗ thường xanh 1,2 Rừng non (IIa) 1,2 2 Rừng gỗ bán thường xanh 6,4 9,5 45,0 a Rừng trung bình (1/2IIIa2) 4,8 2,7 35,0 b Rừng nghèo (1/2IIIa1) 1,6 6,8 9,2 c Rừng non (1/2IIb) 0,8 3 Rừng khộp 738,4 25,6 102,3 14,8 a Rừng trung bình (R.IIIa2) 22,4 b Rừng nghèo (R.IIIa1) 628,3 18,5 19,2 4,4 c Rừng non phục hồi (R.II) 116,8 7,1 83,1 10,4

4 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 118,6 614,6

a Rừng TX tre nứa 6,8 3,1 2,1 b Rừng bán TX xen tre nứa 110,2 258,9 606,9

4 Rừng tre nứa 0,8 10,0 23,5 a Rừng le (Le) 0,8 9,3 2,4 b Rừng lồ ô (lo) 0,7 21,2 II Rừng trồng 0,3 2,1 26,6 1,0 1 Rừng trồng xoan 0,3 2,1 9,6 1,0 2 Rừng trồng keo 16,1 3 Rừng trồng lát Mêxicô 0,9 B Đất không có rừng 141,5 72,0 86,6 107,3 1 Đất trống (Ia) 140,3 0,5 3,8

2 Đất trảng cỏ cây bụi (R.I) 3,5 50,7 8,5

3 Đất có cây bụi rải rác (Ib) 1,2 25,6 78,8

4 Đất có cây gỗ rải rác (Ic) 42,4 16,2

5 Đất có cây gỗ tái sinh (R.I-gTS) 35,9

C Đất rừng bị phá (RBP) 2,2 13,5 5,1

D Đất nương rẫy 360,8 250 413,8 630,4

E Đất khác (sông, đường...) 46,3 3,4 0,8 4,9

Tổng 1.444,4 670,5 630,1 1.468,0

Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông

(Chi tiết xem phụ lục 4 – tờ bản đồ số 1, 2, 3, 4: bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng tiểu khu 826, 839,840 và 854)

Mặc dù công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được chú trọng nhưng những năm vừa qua diện tích và chất lượng rừng không ngừng bị suy giảm. Ngoài những nguyên nhân khách quan như áp lực của việc gia tăng dân số, tập quán đốt rừng làm nương rẫy…thì nguyên nhân chủ quan là do một số chủ rừng còn buông lỏng quản lý, chính

quyền cấp xã chưa thực hiện tốt các quy định đưa ra trong Quyết định 245/1998/QĐ- TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp

Vùng dự án: huyện Cư Jút- nơi thực hiện dự án, nằm sát vùng đệm của vườn quốc gia Yok Đôn, có hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng. Với các kiểu hình chính là: Rừng khộp: đây là thảm thực vật chủ yếu sinh trưởng ở độ cao 200-400m và độ dốc <20o. Các loại họ dầu là chủ yếu Dipterocarpus obtusifolius, D.intricatus. Tre rụng lá

Arunginaria falcata rất phổ biến và tạo thành các bụi dày. Mặt đất được phủ bởi rất nhiều loài cỏ. Phần lớn rừng đã bị khai thác. Lửa rừng do con người đốt rất phổ biến trong mùa khô và đã làm giảm rất lớn khả năng tái sinh rừng. Đặc điểm cơ bản nhất của phân quần xã này là rừng thưa, lá rộng, rụng là và cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây thấp.

- Rừng bán rụng lá: Rừng có cấu trúc tán 5 tầng với nhiều loài cây rừng như

Lythraceae, và loài đặc trưng là Lagerstromia calyculata. Dưới tán rừng có nhiều loài tre trúc như Oxytenanthera sp, Bambosa balcoa. Phần lớn quần thụ của của kiểu rừng này đã bị khai thác.

- Rừng lá rộng thuờng xanh: Quần hệ này được đại diện bằng quần xã sau: Kiền kiền (Hopea siamensis) + Táu ruối (Vatica odorata) + Thị rừng (Diospyros sp.) + Trâm (Syzygium sp). Rừng thường có 3 tầng rõ rệt. Chiếm ưu thế tuyệt đối là các loài cây họ dầu (Dipterocarpaceae) họ Thị (Ebenaceae); ngoài ra còn có một số loài khác thuộc họ Verbenaceae, Annonaceae...

- Rừng hành lang: cũng gồm loại hình rừng thường xanh lá rộng hiện diện dọc theo suối thường xuyên có nước. Loại rừng cũng rất đa dạng gồm nhiều

Dipterocarpus alatus, Lagerstromia spp và cây sung.

- Rừng thứ sinh và rừng tre nứa: cùng là một dạng rừng thường xanh lá rộng phân bố dọc theo các con suối nhỏ và ở vùng đất cao.

- Rừng bán thường xanh các loài chiếm ưu thế trong là: Bằng lăng (L. calyculata), Cà giam (Mitragnye diversifolia), Cò ke (Grewia paniculata), Gụ mật, Dầu trà beng, Thành ngạnh.

Thảm thực vật trong vùng dự án gồm:

• Loại thực bì: Cây bụi, le, nứa tép lồ ô. Dạng thực bì phục hồi sau nương rẫy. • Loại cây ưu thế: Le, lồ ô. Chiều cao từ 1-3 m.

• Độ che phủ: 0,4-0,6.

Xếp loại thực bì: Thực bì thuộc nhóm III.

2.3.4.2 Động vật

Động vật trong khu vực dự án chủ yếu khu hệ bò sát, ếch nhái và khu hệ chim: Các hệ bò sát, ếch nhái như Rắn cạp nong (bungarus fasciatus), Rắn khô đốm (Calliophis maculiceps), Rắn hổ mang (Naja naja), Rắn hổ chúa (Ophiphagus hannah), Rắn lục mép (Trimeresurus albolabris), Nhông cát gutta (Leiolepis guttata), Cóc nhà (Bufo melanostictus),..; Các hệ chim như gà rừng, gõ kiến, chim cu, chim chích,….Khi thực hiện dự án, tiếng ồn của thiết bị máy móc, của công nhân làm việc và đặc biệt diện tích rừng khu vực mất đi thì số lượng chim chóc, động vật một phần sẽ di chuyển sang khu vực bên cạnh, ít bị quấy nhiễu và an toàn hơn. Ngoài ra, số lượng động vật

như một số loài thú nhỏ, loài chim ở khu vực có thể bị suy giảm do hoạt động săn bắt của các công nhân làm việc và người dân địa phương.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 46 -48 )

×