4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.2.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra của Viện Quy Hoạch thiết Kế nông nghiệp 1980 và chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO-UNESCO năm 1995 trên toàn huyện có 8 đơn vị:
+ Đất đỏ vàng trên đa phiến thạch sét (Fs): diện tích 23.180 ha (28,85 %) có độ dốc trong khu vực từ cấp II đến cấp III, tầng canh tác mỏng <30cm.
+ Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): diện tích 11.450 ha (14,25%) có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đa phần diện tích này đã được đưa vào sản xuất cây công nghiệp dài ngày chủ yếu (là cây cà phê, cao su).
+ Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu) diện tích 3.190 ha (3,97%) có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Fk) diện tích 7.710 ha (9,60%), độ dốc cấp I, II, tầng dày <30 cm, thích hợp với nhiều loại cây dài ngày và ngắn ngày nhưng do đất có tầng canh tác mỏng nên chỉ thích hợp với những loại cây ngắn ngày, một phần diện tích đất này có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu thuận lợi đã đưa vào canh tác lúa 1 vụ, 2 vụ. Tuy nhiên loại đất này có hàm lượng đá lẫn nhiều do đó khó khăn trong việc khai thác đưa vào sử dụng.
+ Đất xám trên đá bột kết (Xa): 1.730 ha (2,15%)
+ Đất dốc tụ thung lũng (D): 1.595 ha (1,99%) được khai thác trồng lúa và nuôi trồng thủy sản tương đối hiệu quả.
+ Đất trên đá bazan có 3 đơn vị đất đai với diện tích 19.662 ha chiếm 23,82% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt nhất của huyện đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy diện tích đất có tầng dày trên 100 cm chỉ có 9.010 ha, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Số còn lại là đất tầng mỏng và trung bình, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu.
Các loại đất khác độ phì thấp, đất có phản ứng chua và giữ nước kém.
2.2.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nước ngầm: Khu vực nằm ở vùng rìa cao nguyên Buôn Ma Thuột có nguồn nước ngầm dưới đất tương đối lớn và khá phong phú với hai tầng chứa nước khác nhau. Tại xã Ea Pô có nguồn nước ngầm xuất lộ nông có thể khai thác với trữ lượng khoảng 34.500 m3/ngày đêm, lưu lượng kiệt đạt 1000 lít/s (8790 m3/ngày) là nguồn nước sạch, đã và đang được nhân dân khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, do sự suy giảm về chất lượng rừng, việc khai thác nước ngầm vẫn mang tính chất tự phát, nên mực nước ngầm bị giảm, đặc biệt ở những vùng trồng cà phê.
Các khu vực khác có nền địa chất trên các loại mẫu chất và trên đá mẹ như đá Granít, đá phiến sét và đá biến chất…khả năng về nước ngầm kém.
- Nguồn nước mặt: Với lượng mưa lớn trong năm được đổ vào sông Sêrêpôk và 10 con suối chính chảy qua địa bàn huyện cùng với trên 100 ha đất hồ chứa nước đã tạo cho huyện có nguồn nước mặt khá dồi dào – là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, lượng nước trong sông, suối phân bố không đều trong năm do sự phân hóa của khí hậu theo mùa, nên nhiều vùng về mùa khô bị thiếu nước trầm trọng.
Bên cạnh đó, do sự phân bố của hệ thống thủy văn trên lãnh thổ đã hình thành các vùng có khả năng khác nhau về cung cấp nguồn nước phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế.
+ Vùng có nguồn nước thuận lợi: Tập trung dọc theo hai bên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các xã Hòa Phú, Hòa Khánh và Xuân Hòa, vườn tưới của công trình
thủy lợi Ea Kao, các xã nằm dọc theo các coi: Ea Knir, Đắk Tour…phía Đông sông Sêrêpôk.
+ Vùng nước tương đối khó khăn: Là vùng đất bazan và các loại đất khác nằm ở địa bàn xã Nam Dong, và một phần xã Ea Pô, lưu vực các nhánh suối Đắk Erông, Ea Mao, Đắk Dan…Đây là vùng đất có hệ số sử dụng đất cao (tỷ lệ đất canh tác so với đất tự nhiên), mật độ lưới sông suối thưa thớt khó bố trí các công trình thủy lợi.
+ Vùng có nguồn nước đặc biệt khó khăn: Vùng đất rừng khộp phía Tây huyện, lưu vực các suối: Đắk Dam, Đắk Ken, Eandrich…
Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước làm căn cứ bố trí xây dựng công trình thuỷ lợi và cơ cấu cây trồng hợp lý.
2.2.3 Tài nguyên rừng
Khu vực dự án nằm trên 4 tiểu khu là 826, 839, 840 và 854 với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 2045,3 ha. Trong đó đất rừng chuyển đổi sang trồng cao su là 962,9 ha và đất quy hoạch khoanh nuôi bảo vệ rừng là 1.082,4 ha.
Bảng 2.9 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực dự án
TT Hiện trạng Diện tích (ha)
TK 826 TK 839 TK 840 TK 854 I Rừng tự nhiên 864,2 329,5 102,3 719,3 1 Rừng gỗ thường xanh 1,2 Rừng non (IIa) 1,2 2 Rừng gỗ bán thường xanh 6,4 9,5 45,0 a Rừng trung bình (1/2IIIa2) 4,8 2,7 35,0 b Rừng nghèo (1/2IIIa1) 1,6 6,8 9,2 c Rừng non (1/2IIb) 0,8 3 Rừng khộp 738,4 25,6 102,3 14,8 a Rừng trung bình (R.IIIa2) 22,4 b Rừng nghèo (R.IIIa1) 628,3 18,5 19,2 4,4 c Rừng non phục hồi (R.II) 116,8 7,1 83,1 10,4
4 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 118,6 614,6
a Rừng TX tre nứa 6,8 3,1 2,1 b Rừng bán TX xen tre nứa 110,2 258,9 606,9
4 Rừng tre nứa 0,8 10,0 23,5 a Rừng le (Le) 0,8 9,3 2,4 b Rừng lồ ô (lo) 0,7 21,2 II Rừng trồng 0,3 2,1 26,6 1,0 1 Rừng trồng xoan 0,3 2,1 9,6 1,0 2 Rừng trồng keo 16,1 3 Rừng trồng lát Mêxicô 0,9
Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông
2.2.4 Cảnh quan môi trường
Là một huyện miền núi cao nguyên, cảnh quan môi trường Cư Jút rất phong phú đa dạng. Trên địa bàn huyện, thiên nhiên đã ban tặng rất nhiều cảnh đẹp và thơ mộng với nhiều loại hình phong phú như sông, thác, ao hồ, đồi núi…là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên do tác động của con người trong hoạt
động sản xuất và đời sống, nên đã có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường sinh thái trong huyện:
+ Môi trường sinh thái bức xúc nhất hiện nay là diện tích rừng trong những năm qua giảm mạnh sang đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều. Để tái tạo cảnh quan môi trường của huyện cần có các biện pháp bảo vệ và trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
+ Môi trường nước tuy ít bị ô nhiễm nhưng do nguồn nước sinh hoạt phần lớn lộ thiên chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, con người, động vật nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh. Trong tương lai ngành công nghiệp huyện được đầu tư và phát triển nên cần có các biện pháp xử lý rác thải và hóa chất, trồng rừng để tăng tốc độ che phủ bảo vệ môi trường nước.
Từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hột nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường phát triển bền vững là vô cùng cần thiết.
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN2.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn 2.3.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường không khí. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án ngày 17/11/2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.10: Kết quả phân tích môi trường không khí
TT Chỉ tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3Kết quảKK4 KK5 TCVN
1 Bụi toàn phần mg/m3 0,29 0,28 0,31 0,29 0,28 0,3(**) 2 Nhiệt độ 0C 28,7 26,4 26,5 25,8 25,7 - 3 Độ ẩm % 72 76 78 80 82 - 4 CO mg/m3 0 0,89 0 0 0 30(**) 5 NO2 mg/m3 0 0,03 0 0 0 0,2(**) 6 SO2 mg/m3 0,012 0 0 0,011 0 0,35(**) 7 Tiếng ồn dBA 51,3 44,3 42,9 42,0 42,7 60(*)
Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Ghi chú:
KK1 : Mẫu không khí bên đường liên lô (gần đập thủy lợi – tiểu khu 839) (X: 803,475.97 m; Y: 1,411,385.44 m)
KK2 : Mẫu không khí khu vực tiểu khu 854 (X: 802,517.78 m; Y: 1,406,864.43 m)
KK3 : Mẫu không khí khu vực lán trại công nhân – tiểu khu 840 (X: 808,961.91 m; Y: 1,411,385.45 m)
KK4 : Mẫu không khí gần rìa sông Sêrêpôk - tiểu khu 840 (X: 809,785.14 m; Y: 1,412,937.45 m)
KK5 : Mẫu không khí khu vực ngã ba đường liên lô – tiểu khu 826 (X: 807,592.11 m; Y: 1,415,656.80 m)
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)
(*) : TCVN 5949 – 1998 : Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – mức ồn tối đa cho phép.
(**) : TCVN 5937 – 2005 : Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh.
Khu vực dự án và các vùng lân cận hiện trạng chủ yếu là đất rừng và đất nông nghiệp, khá xa khu dân cư và hoạt động giao thông cơ giới, cũng không có các hoạt động công nghiệp ở vùng lân cận, nên không có nguồn khí độc hại, vì vậy không khí nơi đây hầu như chưa bị ô nhiễm.
2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường nước mặt. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt của khu vực dự án ngày 06/11/2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008 /BTNMT (B1) M 1 M 2 M 3 M 4 M5 M6 1 pH - 7,60 7,55 7,69 7,75 7,90 7,86 5,5-9 2 SS mg/L 19,3 38 27 61 53 54,7 50 3 DO mg/L 6,76 6,80 6,65 8,60 8,80 8,70 ≥4 4 BOD5 (20oC) mg/L 3 3 3 2 2 2 15 5 COD mg/L 3,02 2,88 3,02 2,24 2,4 3,18 30 6 Tổng sắt (Fe) mg/L 0,47 0,48 0,53 3,71 4,12 4,21 1,5 7 Phosphat (PO43-) mg/L 0,08 0,10 0,09 0,20 0,20 0,19 0,3 8 Amoni (NH4+) mg/L <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,5 9 Nitrat (NO3-) mg/L 4,79 3,26 2,81 2,51 2,53 2,58 10 10 Coliform MPN/100ml 11.000 16.000 17.000 23.000 34.000 18.000 7.500
Nguồn:Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Ghi chú:
Mẫu M1: Nước mặt đầu nguồn đập thủy lợi (X: 801,411.15 m; Y: 1,406,203.15 m) Mẫu M2: Nước giữa nguồn đập thủy lợi
(X: 801,701.30 m; Y: 1,408,058.78 m) Mẫu M3: Nước mặt cuối nguồn đập thủy lợi
(X: 802,166.89 m; Y: 1,410,670.18 m) Mẫu M4: Nước suối đầu nguồn sông Sêrêpôk
(X: 810,297.97 m; Y: 1,412,060.24 m) Mẫu M5: Nước suối giữa nguồn sông Sêrêpôk
Mẫu M6: Nước suối cuối nguồn sông Sêrêpôk (X: 806,910.58 m; Y: 1,416,851.16 m)
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)
Chất lượng nước mặt khu vực dự án hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BNTMT, tuy nhiên một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như Fe, Nitrat và chỉ tiêu vi sinh.
2.3.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Để đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm khu vực dự án chúng tôi đã phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên tiến hành lấy mẫu đo đạc phân tích chất lượng môi trường nước ngầm. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm của khu vực dự án ngày 06/11/2008 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT Chỉ tiêu ĐVT Mẫu 09:2008QCVN /BTNMT N1 N2 N3 N4 N5 1 pH - 7,45 5,66 8,36 8,01 7,92 5,5 – 8,5 2 Độ đục NTU <0,02 148 <0,02 <0,02 5,91 - 3 Độ cứng mg/L 383,3 14,4 226 330,5 70,1 500 4 Clorua (Cl-) mg/L 6,24 1,91 9,22 2,06 4,11 250 5 Sắt (Fe) mg/L 0,13 5,53 ,0,03 0,13 0,28 5 6 Sunfat (SO42-) mg/L 121,1 1,77 9,53 <1,0 9,11 400 7 Mangan (Mn) mg/L 0,28 <0,03 <0,03 0,04 <0,03 0,5 8 Coliform 100mlMPN/ 46 220 13 170 90 3
Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tể Tây Nguyên, 2008. Ghi chú:
Mẫu N1: Nước giếng khu sinh hoạt của công nhân (giếng khoan) (X: 808,617.77 m; Y: 1,411,905.03 m)
Mẫu N2: Nước giếng hộ ông Nguyễn Văn Kiềng (giếng đào) (X: 808,732.49 m; Y: 1,410,224.83 m)
Mẫu N3: Nước giếng khu công nhân cao su (giếng khoan) (X: 808,239.89 m; Y: 1,414,624.38 m)
Mẫu N4: Nước giếng hộ ông Nguyễn Văn Lợi (giếng khoan) (X: 803,887.58 m; Y: 1,410,602.71 m)
Mẫu N5: Nước giếng hộ ông Phạm Văn Thái (giếng khoan) (X: 801,991.45 m; Y: 1,403,746.96 m)
(Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường xem phần phụ lục 4 Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án – sơ đồ số 9: sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường)
Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực dự án tương đối tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT tuy nhiên cũng bị ô nhiễm nhẹ về chỉ tiêu vi sinh Coliform đặc biệt là mẫu N2 (giếng đào)
2.3.4 Hiện trạng tài nguyên sinh vật2.3.4.1 Thực vật 2.3.4.1 Thực vật
Bảng 2.13 Hiện trạng diện tích, hiện trạng đất đai khu vực dự án
TT Hiện trạng Diện tích (ha)
TK 826 TK 839 TK 840 TK 854 A Đất có rừng 864,5 331,6 128,9 720,3 I Rừng tự nhiên 864,2 329,5 102,3 719,3 1 Rừng gỗ thường xanh 1,2 Rừng non (IIa) 1,2 2 Rừng gỗ bán thường xanh 6,4 9,5 45,0 a Rừng trung bình (1/2IIIa2) 4,8 2,7 35,0 b Rừng nghèo (1/2IIIa1) 1,6 6,8 9,2 c Rừng non (1/2IIb) 0,8 3 Rừng khộp 738,4 25,6 102,3 14,8 a Rừng trung bình (R.IIIa2) 22,4 b Rừng nghèo (R.IIIa1) 628,3 18,5 19,2 4,4 c Rừng non phục hồi (R.II) 116,8 7,1 83,1 10,4
4 Rừng gỗ hỗn giao tre nứa 118,6 614,6
a Rừng TX tre nứa 6,8 3,1 2,1 b Rừng bán TX xen tre nứa 110,2 258,9 606,9
4 Rừng tre nứa 0,8 10,0 23,5 a Rừng le (Le) 0,8 9,3 2,4 b Rừng lồ ô (lo) 0,7 21,2 II Rừng trồng 0,3 2,1 26,6 1,0 1 Rừng trồng xoan 0,3 2,1 9,6 1,0 2 Rừng trồng keo 16,1 3 Rừng trồng lát Mêxicô 0,9 B Đất không có rừng 141,5 72,0 86,6 107,3 1 Đất trống (Ia) 140,3 0,5 3,8
2 Đất trảng cỏ cây bụi (R.I) 3,5 50,7 8,5
3 Đất có cây bụi rải rác (Ib) 1,2 25,6 78,8
4 Đất có cây gỗ rải rác (Ic) 42,4 16,2
5 Đất có cây gỗ tái sinh (R.I-gTS) 35,9
C Đất rừng bị phá (RBP) 2,2 13,5 5,1
D Đất nương rẫy 360,8 250 413,8 630,4
E Đất khác (sông, đường...) 46,3 3,4 0,8 4,9
Tổng 1.444,4 670,5 630,1 1.468,0
Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông
(Chi tiết xem phụ lục 4 – tờ bản đồ số 1, 2, 3, 4: bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng tiểu khu 826, 839,840 và 854)
Mặc dù công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được chú trọng nhưng những năm vừa qua diện tích và chất lượng rừng không ngừng bị suy giảm. Ngoài những nguyên nhân khách quan như áp lực của việc gia tăng dân số, tập quán đốt rừng làm nương rẫy…thì nguyên nhân chủ quan là do một số chủ rừng còn buông lỏng quản lý, chính
quyền cấp xã chưa thực hiện tốt các quy định đưa ra trong Quyết định 245/1998/QĐ- TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp
Vùng dự án: huyện Cư Jút- nơi thực hiện dự án, nằm sát vùng đệm của vườn quốc gia Yok Đôn, có hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng. Với các kiểu hình chính là: Rừng khộp: đây là thảm thực vật chủ yếu sinh trưởng ở độ cao 200-400m và độ dốc <20o. Các loại họ dầu là chủ yếu Dipterocarpus obtusifolius, D.intricatus. Tre rụng lá
Arunginaria falcata rất phổ biến và tạo thành các bụi dày. Mặt đất được phủ bởi rất nhiều loài cỏ. Phần lớn rừng đã bị khai thác. Lửa rừng do con người đốt rất phổ biến trong mùa khô và đã làm giảm rất lớn khả năng tái sinh rừng. Đặc điểm cơ bản nhất