4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác
4.1.2.1 Giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải
a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, tiếng ồn
Khi dự án đi vào thời kỳ chăm sóc và khai thác, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ phương tiện vận chuyển phân bón, mủ cao su, từ mùi hơi của thuốc BVTV, mùi hôi từ mủ cao su,... Nhìn chung, mức độ gây ô nhiễm là không lớn, gây ô nhiễm không khí đáng kể nhất trong giai đoạn này là mùi hơi của thuốc BVTV phát sinh khi sử dụng. Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Chủ đầu tư sẽ áp dụng một số các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật sau:
Đối với ô nhiễm khí thải từ hoạt động giao thông
– Dự án sử dụng các xe tải chuyên chở mủ, phân bón đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, có đầy đủ các thiết bị hiện đại để hạn chế khí thải trong quá trình vận chuyển.
– Dự án sẽ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (≤ 0,5%) cho các phương tiện vận chuyển của dự án.
– Hàng năm dự án cho tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông trong khu vực, giúp cho việc vận chuyển phân bón và mủ cao su dự án được thuận tiện.
– Xe vận chuyển của dự án luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.
Đối với mùi hôi từ thuốc BVTV, kho chứa thuốc BVTV, kho chứa mủ.
Đối với mùi hơi của thuốc phát sinh từ kho chứa thuốc, từ quá trình sử dụng thuốc. Dự án sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu như sau:
– Trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.
– Không sử dụng bình phun bị rò rỉ và rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.
– Không phun ngược chiều gió (hướng gió chủ đạo theo chiều Đông Bắc – Tây Nam) và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả bộ phận của cơ thể.
– Kho chứa thuốc và kho chứa mủ đặt xa khu ở của công nhân. Hướng gió chủ đạo của khu vực là Đông Bắc – Tây Nam, nên để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi từ kho thuốc BVTV và kho chứa mủ đến khu ở của công nhân chúng tôi chọn khu vực kho đặt ở hướng Tây Bắc theo hướng khu ở của công nhân. Kho được xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, trong kho có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.
Đối với ô nhiễm tiếng ồn
Các xe vận chuyển thường xuyên được bảo dưỡng, kiểm tra độ mòn chi tiết thường kỳ, cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. Dự kiến cứ ba tháng, chủ dự án cho bảo dưỡng máy móc một lần.
Đối với máy gây tiếng ồn lớn như máy phát điện dự phòng, chủ dự án sẽ xây dựng và lắp đặt máy trong phòng kín, riêng biệt. Phòng máy có xây dựng tường cách âm, các vật liệu tiêu âm. Máy phát điện của dự án khi lắp đặt sẽ có các thiết bị phụ trợ kèm theo như vỏ chống ồn, ống xả giảm thanh, nhằm giảm độ ồn tối đa khi máy hoạt động.
b) Giảm thiểu tác động môi trường nước
(1) Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Trong quá trình thi công sẽ có khoảng 777 người trực tiếp lao động trên nông trường. Với lượng nước sử dụng trung bình khoảng 100 lít/người/ngày thì lượng nước sử dụng trong một ngày vào khoảng 77,7 m3/ngày, lượng nước thải chiếm 80% tổng lượng nước sử dụng tương đương khoảng 62,16 m3/ngày.
− Để kiểm soát lượng nước này tại công trình sẽ xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh các lán trại của công nhân.
− Nước thải tắm giặt sẽ được thu gom riêng và được thải ra theo hệ thống mương thu gom nước mưa chảy tràn. Nếu tính trung bình lượng nước tắm giặt mỗi người là 60 lít/người.ngày, vậy 777 người là 46,2m3. Nước thải tắm giặt qua song chắn rác, qua bể lắng và được thải vào các con suối Ea Sier và Ea Roman. Chúng tôi xác định hệ số Kq và Kf của nước thải: Kq = 0,9; Kf = 1,2 (theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường).
(Vị trí xây dựng bể tự hoại được đính kèm trong phần phụ lục 4 – Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án; sơ đồ số 11 : Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình)
Sơ đồ hầm tự hoại
Hình 4.1 Bể tự hoại
Nguyên tắc hoạt động:
Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phái trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới).Nước thải vào với thời gian lưu nước trong bể ½ ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại có thể đạt từ 40-60% phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ quản lí và vận hành bể. Qua thời gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải (CH4, CO2, H2S …) nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn trở lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước.
Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ta phải nối ống bằng phụ kiện Tê với đường kính tối thiểu là 100mm với một đầu ống đặt dưới lớp màng nổi, đầu kia được nhô lên phía trên để tiện việc kiểm tra, tẩy rửa và không cho lớp cặn nổi trong bể chảy ra đường cống. Cặn trong bể tự hoại được lấy theo định kì. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ cặn.
Tính toán hầm tự hoại
Công suất : 46,2 x 1,5 = 69,3 m3/ngày.
Bảng 4.3 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại Lưu lượng nước
thải Q, m3/ngày
Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày
Bể tự hoại xử lý nước đen + xám Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC
10 0,7 1,4
11 0,7 1,4
12 0,6 1,3
13 0,6 1,2
>14 0,5 1
Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007
Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 69,3 m3/ngày tn = 0,5 ngày =12 h
Dung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn:
Vn= Q x tn = 69,3 m3/ngày x 0,5 ngày= 34,65 m3 khí Ngăn lắng Ngăn lên men yếm khí Lớp vật liệu lọc Nước thải sau xử lý Ngăn lọc Cặn lắng
Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là: Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 777 x 46/1000= 17,88 m3
Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng sau:
Bảng 4.4 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải
Nhiệt độ nước thải, oC 10 15 20 25 30 35
Thời gian cần thiết để
phân hủy cặn tb, ngày 104 63 47 40 33 28
Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể): Vt= r.N.[T – tb/365]/1000
Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40 l/người.năm
T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1
⇒Vt = 40 x 777 [1 – 46/365]/1000= 27,16 (m3)
Dung tích phần váng nổi Vv= (0,4÷ 0,5)Vt= 13,6 m3 Tổng diện tích bể tự hoại V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + Vk
Với Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn
⇒V= (34,65 + 17,88 + 27,16 + 13,58) + 0,2*34,65 = 100 (m3)
Tuy nhiên trong giai đoạn khai hoang đã xây dựng 3 bể tự hoại với dung tích 29,5 m3 có thể tận dụng cho giai đoạn này. Vậy dung tích bể tự hoại cần phải xây dựng mới là 100 – 29,5 = 70,5 (m3). Chia làm 08 đơn nguyên mỗi đơn nguyên khoảng 8,82 m3
(2) Giảm thiểu do nước chảy tràn
Chủ đầu tư sẽ tuân thủ qui trình canh tác đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được dư lượng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật do đó sẽ giảm thiểu ô nhiễm nguồn này.
– Không phun thuốc BVTV vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn trôi xuống nguồn nước.
– Không phun thuốc BVTV gần khu vực có nguồn nước phục vụ sinh hoạt, gần khu vực suối.
– Thu gọn các loại chai, lọ, bao bì chứa thuốc BVTV, phân bón phát sinh khi chăm sóc và bảo vệ cao su.
– Khu vực văn phòng, nhà ở công nhân được thu gom qua hệ thống cống, sau đó đưa qua các song chắn rác, hố ga trước khi đưa lượng nước thải này vào nguồn tiếp nhận.
– Khu vực kho chứa phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu được thiết kế, xây dựng và che chắn cẩn thận.
(3) Giảm thiểu ô nhiễm và cạn kiệt nước ngầm
− Sẽ xây dựng một số đập tràn giúp giữ nước tưới tiêu và điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt phía dưới hạ lưu. Bên cạnh đó đập tràn giữ nước trên các dòng suối lâu hơn góp phần bổ sung nguồn nước ngầm.
− Không khoan giếng bừa bãi, phải chọn địa điểm phù hợp, các giếng khoan nếu không sử dụng phải được lấp lại đúng kỹ thuật.
c) Giảm thiểu tác động môi trường đất
Quá trình chăm sóc cao su sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật nếu sử dụng không đúng quy cách sẽ làm gây nên ô nhiễm đất. Chúng tôi sẽ sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng theo chỉ định của nhà sản xuất, không sử dụng bừa bãi gây hoang phí và ô nhiễm môi trường.
Kho chứa mủ, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật sẽ được che chắn cẩn thận tránh để rò rỉ rơi vãi xuống đất gây ô nhiễm.
d) Giảm thiểu tác động động do chất thải rắn
Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu như sau:
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng nhưng không phải là chất thải nguy hại, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:
Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây cao su:
Hình 4.2 Sơ đồ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải rắn
Chất thải rắn có thể tái sử dụng được: Bao gồm các chai nhựa, hộp giấy, bao bì,… được được phân loại tách riêng đựng trong các thùng 240 L có đề nhãn ghi chú cho từng loại chất thải và cung cấp lại cho các nhà phân phối, nhà sản xuất.
Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, võ trái cây,…) và các chất thải khó phân hủy sinh học (đá, gạch vụn, thủy tinh, bao bì nilon,…) được thu gom riêng bằng các thùng 240 L và được tập
Nguồn phát sinh
Phân loại
Tái sử dụng Không có khả năng
tái sử dụng
Thu gom - vận chuyển Lưu trữ trong trong
các thùng 240 l
Bãi rác của huyện Đơn vị thu mua
Chất thải nguy hại
Lưu trữ trong kho bê tông mác cao
trung vào các thùng 660 L trước khi vận chuyển đến bãi rác chung của huyện Cư Jút. Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, trong giai đoạn này cũng được áp dụng như giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc tủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm đất.
+ Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc ủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm và tăng cường độ mùn cho đất.
d) Giảm thiểu chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại bao gồm bao bì chứa hoá chất, thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ sẽ được thu gom, lưu giữ trong kho bê tông mác cao và ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.
Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án.
Hình 4.3 Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án
Dầu mỡ thải phát sinh sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa thích hợp đặt trong khu vực dự án, tái sử dụng làm chất đốt.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu gom riêng tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cam kết thu gom và quản lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
e) Giảm thiểu tác động đa dạng sinh học
− Phòng chống cháy rừng.
− Quản lý và giáo dục công nhân không được chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.
− Khoanh nuôi bảo vệ 1.082,4 ha rừng và trồng mới 110 ha rừng. − Xây dựng trạm kiểm soát công nhân và người dân ra vào rừng.
f) Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn
Vì dự án nằm xa vườn quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn quốc gia Yok Đôn là 13km tính theo đường chim bay nên các ảnh hưởng của dự án đến vườn quốc gia này là không đáng kể. Mặt khác vườn quốc gia Yok Đôn nằm phía Tây Bắc nên không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo Đông Bắc – Tây Nam nên không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thuốc bảo vệ thực vật, mủ cao su… Vì vậy không cần những biện pháp giảm thiểu các tác động về môi trường cho vườn quốc gia Yok Đôn.
Chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật
Phân loại bao
bì, chai lọ (bê tông mác cao)Kho lưu giữ
Đơn vị thu gom và xử lý
g) Biện pháp canh tác nông nghiệp hợp lý nhằm giảm thiểu suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước khu vực
– Trồng xen canh: Xen canh gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. Xen canh là biện pháp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. Dự án sẽ thiết lập thảm phủ họ đậu, trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m. Các cây trồng xen không ảnh hưởng đến cây cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh trên cây cao su, dự kiến các loại cây họ đậu dự án chọn để trồng xen. Thảm phủ họ đậu sẽ cải tạo đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất trên khu vực.
– Sử dụng hợp lý phân bón trong việc chăm sóc cây cao su như về lượng phân bón, chia các đợt bón và cách bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cây cao su.