NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lí bảo vệ rừng đồng phú – đăk nông (Trang 93)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

3.2.1 Các phương pháp đánh giá

Việc đánh giá các tác động môi trường là nhằm dự báo trước các tác động có thể xảy ra khi triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động để đưa ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục. Trong quá trình đánh giá nhóm thực hiện đã áp dụng nhiều phương pháp để nhằm mô phỏng một cách tốt nhất các quá trình có thể xảy ra khi dự án triển khai. Trong đó quan trọng nhất là sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp liệt kê. Việc áp dụng phương pháp so sánh nhằm xem xét các dự án trước đây đã được thực hiện và dự vào kinh nghiệm làm việc nhiều năm của nhóm thực hiện nhằm thực hiện tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Sử dụng phương pháp ma trận môi trường để nhằm xác định tương tác giữa các hoạt động từ khi dự án bắt đầu cho đến khi đưa dự án vào hoạt động với các nhân tố môi trường đề nhằm xác định các tác động tích cực và tiêu cực của dự án.

Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:

Thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tư nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, độ ồn tại khu vực dự án.

So sánh: dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.

Đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập.

Dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ các tác động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường.

Đây là những phương pháp đã được thiết lập và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Các đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá và nguồn số liệu đã được kiểm chứng qua thực nghiệm nên mức độ chính xác được đánh giá là trên 80%. Tuy nhiên, các số liệu trích dẫn cũng chỉ mang tính tương đối vì nó được thiết lập trên phạm vi rộng, trong thời điểm nhất định…

3.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá

− Căn cứ vào mức độ phát sinh tác động trong quá trình thi công cũng như trong quá trình hoạt động của Dự án.

− Căn cứ vào các tài liệu liên quan, các dự án có cùng quy mô.

− Dự báo, đánh giá các tác động, rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra của dự án trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động là đầy đủ chi tiết và có độ tin cậy cao

− Các nguồn gây ô nhiễm được phân tích đánh giá cụ thể rõ ràng theo mức độ số lượng của từng giai đoạn hoạt động.

CHƯƠNG 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội đã được phân tích đánh giá cụ thể qua các giai đoạn triển khai thực hiện dự án và đã được mô tả trong chương 3.

Với những tác động tiêu cực trên cơ sở đã được đánh giá, chúng tôi trình bày các biện pháp giảm thiểu.

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU

4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su. dựng và trồng cao su.

4.1.1.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Quá trình khai hoang thi công xây dựng cơ bản và trồng cao su được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, khu vực thi công tương đối rộng, vì vậy dự án cần quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân.

a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

(1) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi

– Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực dự án, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

– Xe vận chuyển và các máy móc sử dụng khai hoang luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

– Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp tránh làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí.

– Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xi măng,... tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển và phát tán bụi cho môi trường xung quanh.

– Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

– Chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương giám sát đơn vị thi công thực hiện các biện pháp trên, trong trường hợp nồng độ khí thải, bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005) áp dụng các biện pháp bổ sung.

(2) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

– Điều tiết chế độ làm việc của các phương tiện máy móc khai hoang, vận chuyển phù hợp, theo đó các hoạt động khai hoang, xây dựng của dự án chỉ nên tập trung vào ban ngày và hạn chế hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi của công nhân.

– Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.

– Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt. Tuyệt đối không sử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng.

Ghi chú: Các biện pháp trên sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu như là điều kiện bắt buộc đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí, bụi, tiếng ồn cho khu vực thi công.

b) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng

(1) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do của công nhân

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại công nhân 16 m3/ngày, trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Bể tự hoại đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản. Khi được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 40 - 60% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại. Chính ưu điểm của nó và khả năng đảm bảo chất lượng nguồn nước khi thải ra, Doanh nghiệp sẽ thiết kế và xây dựng một bể tự hoại đảm bảo đạt tiêu chuẩn về thể tích bể, kích thước bể để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân.

Hình 4.1 Sơ đồ thu gom nước thải

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại: Cặn được giữ lại trong bể tự hoại từ 3-6 tháng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.

Theo thời gian, cặn bị phân huỷ, một phần nổi lên trên tạo một lớp nổi và được gọi là màng nổi, một phần cặn bị nén đến độ ẩm 84 - 90% bị thối rửa và ở đáy xảy ra quá trình lên men.

Kết quả của quá trình này là các bọt khí nổi lên lôi kéo theo các hạt cặn và bám dính vào màng nổi làm tăng chiều dày của màng này.

Ở đấy, nhiều loại nấm phát triển và các sợi nấm đóng vai trò làm tăng độ bền của màng nổi. Màng này có tác dụng giữ nhiệt cho bể tự hoại và đã làm tăng nhanh cho quá trình xử lý sinh học yếm khí.

Ở màng nổi có cả vi khuẩn hiếu khí, chúng hấp thụ oxy, kết quả là tạo một chế độ yếm khí cho bể tự hoại.

Nước thải vận chuyển giữa màng nổi và lớp cặn sẽ bị nhiễm bẩn do các sản phẩm thối rữa như H2S gây cho nước thải có mùi rữa hôi khó chịu và có tính xâm thực, phá hoại các công trình sau chúng.

Còn nước thải mới đưa vào bể tự hoại không được xáo trộn đều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoá. Quá trình sinh hoá dừng lại ở giai đoạn tạo nên các axít béo bay hơi, làm pH giảm nhỏ hơn 5.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại được trình bày ở trên với điều kiện khi chúng làm việc bình thường, có nghĩa là mọi chế độ và điều kiện làm việc của chúng hoặc các hệ số tính toán đều phù hợp với các điều kiện đã ghi trong quy phạm.

Bùn trong bể tự hoại hợp đồng định kỳ với bộ phận chuyên trách vào hút hầm cầu đưa đi xử lý đúng nơi quy định.

Nguồn tiếp nhận Nước thải

Tính toán hầm tự hoại

Công suất : 16 x 1,5 = 24 m3/ngày, chọn 3 bể tự hoại đặt trong khu dự án ở các nơi khác nhau theo từng năm, tận dụng sau này cho công nhân trong giai đoạn chăm sóc và khai thác.

Bảng 4.1 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại

Lưu lượng nước thải Q,

m3/ngày

Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày Bể tự hoại xử lý nước đen +

xám Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC

10 0,7 1,4

11 0,7 1,4

12 0,6 1,3

13 0,6 1,2

>14 0,5 1

Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 24 m3/ngày tn = 0,5 ngày =12 h

Dung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn: Vn= Q x tn = 24 m3/ngày x 0,5 ngày= 12 m3 Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là: Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 200 x 46/1000= 4,6m3

Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng sau:

Bảng 4.2 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải

Nhiệt độ nước thải, oC 10 15 20 25 30 35

Thời gian cần thiết để

phân hủy cặn tb, ngày 104 63 47 40 33 28

Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể): Vt= r.N.[T – tb/365]/1000

Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40 l/người.năm

T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1

⇒Vt = 40 x 200 [1 – 46/365]/1000= 7 (m3) Dung tích phần váng nổi

Vv= (0,4÷ 0,5)Vt= 3,5 m3 Tổng diện tích bể tự hoại V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + Vk

Với Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn

⇒V= (12+ 4,6 + 7 + 3,5) + 0,2*12 = 29,5 (m3)

Nước thải sau khi qua bể tự hoại ba ngăn đạt giá trị C (cột B vì nước thải xuống các suối trong khu vực dự án Đăk N’Ri, Ea Roman, Ea Sier... không sử dụng vào mục đính sinh hoạt mà chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp) của QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được thoát ra nguồn tiếp nhận.

Giá trị Cmax được xác định bằng Cmax = C x K

Đối với dự án áp dụng cho cơ sở sản xuất dưới 500 người nên K = 1,2 Để hầm tự hoại hoạt động hiệu quả:

− Giám sát việc xây dựng bể xử lý nước thải đúng cách: có ống thông hơi, đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại, bố trí tấm chắn hướng dòng hay tê dẫn nước vào, ra đặt ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4m (đảm bảo cách mặt dưới lớp ván cặn không dưới 0,15m) để ngăn ván cặn trôi ra khỏi bể, ổn định dòng chảy, tránh hiện tượng chảy tắt. Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy bể, miệng tê dẫn nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3m. Đầu trên của tê cao hơn mặt nước không ít hơn 0,15m. Sử dụng ống nhựa đường kính ống tối thiểu: 0,1 m, đoạn ống dẫn nước thải trước khi chảy vào bể đặt nằm ngang, độ dốc ~2%, chiều dài không quá 12m. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05m.

− Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, băng vệ sinh, các loại vải, nhựa, cao su,…Tối thiểu 6 tháng 1 lần phải kiểm tra tình trạng làm việc của bể: kiểm tra các đường ống, tường, nấp bể, kiểm tra mực nước, chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn trong bể, sự xuất hiện các vết nứt, rò rỉ, sụt lún,… Việc kiểm tra cũng phải được thực hiện ngay trước và sau khi hút bùn bể tự hoại.

Để kiểm tra chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn đáy bể tự hoại và quyết định khi nào cần phải hút bể, phương pháp đơn giản nhất là quấn quanh mảnh vải trắng vào thanh gỗ và nhúng dọc theo chiều sâu bể. Màu đen của lớp bùn sẽ phân biệt với màu của lớp nước bên trên.

(2) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn khai hoang, xây dựng khi có mưa lớn thì nước mưa sẽ chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi,…làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt trên các con suối. Việc giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án được đề suất như sau:

– Tại các khu vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu lán trại công nhân của dự án sẽ thiết kế hệ thống kênh thoát nước mưa. Trên kênh được bố trí các song chắn rác, hố ga để tách và lắng cặn đất cát, rác thải.

– Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.

– Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt.

– Lượng dầu mỡ thải sẽ được thu gom tại trạm bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Khi gom được khối lượng lớn công nhân sẽ vận chuyển đi xử lý.

– Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công đường giao thông, các công trình khác của dự án.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Đối với các thân cây khi phát sinh khi phát quang, khai hoang rừng sẽ được tận thu gỗ. Phương án tận thu gỗ rừng của dự án như sau:

– Việc tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển đổi đã được quy định trong Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 và việc quản lý, đóng búa bài cây, búa kiểm lâm gỗ khai thác được quy định tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Thực hiện Công văn hướng dẫn số 486/BNN-LN ngày 04/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khai thác tận dụng gỗ trên diện tích rừng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lí bảo vệ rừng đồng phú – đăk nông (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)