0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 41 -42 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.2.2 Tài nguyên nước

- Nguồn nước ngầm: Khu vực nằm ở vùng rìa cao nguyên Buôn Ma Thuột có nguồn nước ngầm dưới đất tương đối lớn và khá phong phú với hai tầng chứa nước khác nhau. Tại xã Ea Pô có nguồn nước ngầm xuất lộ nông có thể khai thác với trữ lượng khoảng 34.500 m3/ngày đêm, lưu lượng kiệt đạt 1000 lít/s (8790 m3/ngày) là nguồn nước sạch, đã và đang được nhân dân khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, do sự suy giảm về chất lượng rừng, việc khai thác nước ngầm vẫn mang tính chất tự phát, nên mực nước ngầm bị giảm, đặc biệt ở những vùng trồng cà phê.

Các khu vực khác có nền địa chất trên các loại mẫu chất và trên đá mẹ như đá Granít, đá phiến sét và đá biến chất…khả năng về nước ngầm kém.

- Nguồn nước mặt: Với lượng mưa lớn trong năm được đổ vào sông Sêrêpôk và 10 con suối chính chảy qua địa bàn huyện cùng với trên 100 ha đất hồ chứa nước đã tạo cho huyện có nguồn nước mặt khá dồi dào – là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, lượng nước trong sông, suối phân bố không đều trong năm do sự phân hóa của khí hậu theo mùa, nên nhiều vùng về mùa khô bị thiếu nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, do sự phân bố của hệ thống thủy văn trên lãnh thổ đã hình thành các vùng có khả năng khác nhau về cung cấp nguồn nước phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế.

+ Vùng có nguồn nước thuận lợi: Tập trung dọc theo hai bên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các xã Hòa Phú, Hòa Khánh và Xuân Hòa, vườn tưới của công trình

thủy lợi Ea Kao, các xã nằm dọc theo các coi: Ea Knir, Đắk Tour…phía Đông sông Sêrêpôk.

+ Vùng nước tương đối khó khăn: Là vùng đất bazan và các loại đất khác nằm ở địa bàn xã Nam Dong, và một phần xã Ea Pô, lưu vực các nhánh suối Đắk Erông, Ea Mao, Đắk Dan…Đây là vùng đất có hệ số sử dụng đất cao (tỷ lệ đất canh tác so với đất tự nhiên), mật độ lưới sông suối thưa thớt khó bố trí các công trình thủy lợi.

+ Vùng có nguồn nước đặc biệt khó khăn: Vùng đất rừng khộp phía Tây huyện, lưu vực các suối: Đắk Dam, Đắk Ken, Eandrich…

Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước làm căn cứ bố trí xây dựng công trình thuỷ lợi và cơ cấu cây trồng hợp lý.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 41 -42 )

×