4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án
3.1.8.1 Những thuận lợi của dự án
Về mặt môi trường:
Dự án triển khai trên đất nông nghiệp đã được khai thác một phần và một phần đang bị hoang hóa. Điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp cho cây cao su, kế hoạch chính của dự án. Do dự án triển khai trên đất đã được khai thác nên tác động đến đa dạng sinh học gây ra bởi thực hiện dự án là không lớn.
Thuận lợi về mặt kinh tế
Trong những năm gần đây giá mủ cao su trên thị trường tăng, dự kiến nhu cầu và giá sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Việc thủ tướng chỉ đạo phát triển 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các chính sách khuyến khích tăng diện tích cây cao su, thúc đẩy kinh tế xã hội do giá trị cây cao su mang lại.
3.1.8.2 Những bất lợi của dự án
Về mặt môi trường
Bên cạnh những thuận lợi về khí hậu và thời tiết, tuy nhiên địa hình cũng gây khó khăn cho canh tác cây cao su với các ngọn đồi hình bát úp và thành phần chủ yếu là feralit nên khả năng giữ nước vào mùa khô là rất thấp. Vì vậy nếu xảy ra các biến cố thời tiết như mùa khô kéo dài, hay mùa khô đến sớm sẽ ảnh hưởng đến thành công của dự án.
Trong quá trình xây dự dự án nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp sẽ có tác động xấu đến môi trường.
Về mặt kinh tế - xã hội
Dự án triển khai trên một qui mô lớn sẽ gặp phải những khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh việc triển khai thực hiện dự án, công việc đền bù giải tỏa sao cho ít tác động đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn.
3.1.8.3 Nhận xét chung
Qua những phân tích trên ta thấy dự án có nhiều thuận lợi để thực hiện. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn nhất định tuy nhiên, các khó khăn đã đặt ra ở trên không phải là không có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó chủ đầu tư đã kết hợp với các cơ quan chuyên môn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và gây khó khăn cho dự án qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để dự án được đi vào hoạt động không gây tác động đến môi trường, xã hội và cảnh quan.