0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 75 -85 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

3.1.5.1 Đối tượng bị tác động bởi nước thải

a) Nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân làm việc Số lượng công nhân khoảng 777 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt cao nhất ước khoảng: 80 lít/người.ngày x 777 người = 62.160 lít/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa các hợp chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực dự án, thẩm thấu xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm.

Bảng 3.22: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính theo 1 người/ngày đêm Chỉ tiêu ô nhiễm Nồng các chất ô nhiễm Nồng độ chất thải (mg/l, với q=90lit/ người, ngày) Không qua xử lý tự họai 3 ngănXử lý bằng bể BOD5 (mg/l) 469 - 560 150-250 55 SS (mg/l) 729 - 1510 120-180 110 Tổng Photpho (mg/l) 8 - 42 10-30 6.6 Tổng Coliform (MPN/100ml) 104-107 10.000 5.5000

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải với QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.

Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân trên nông trường thì lượng BOD cao hơn tiêu chuẩn 9 -11 lần. Đặc biệt là coliform, vì các lán trại được xây cất trên đỉnh các ngọn đồi. Nên nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý hợp lý tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Bảng 3.23: Một số vi sinh vật có trong phân và khả năng gây bệnh.

Ký sinh trùng Lượng Khả năng gây bệnh Nhiệt độ (Điều kiện bị diệtoC) Thời gian (phút)

Samonella typhi - Thương hàn 55 30

Samonella paratiphi A & B - Phó thương hàn 55 30 Shigella (SPP) - Lỵ 55 60 Vibrio cholerae - Tả 55 60

Escherichia. Coli 105/100ml Viêm dạ dày, ruột 55 60

Hepatite A - Viêm gan 55 3 – 5

Teniasaginata - Sán 50 3 – 5

Micrococcus var - Ung nhọt 54 10

Stepococcus 102/100ml Làm mủ 50 10

Ascariclumbricoides - Giun đũa 50 60

Mycobacterium - Lao 60 20

Tubecudsis - Bạch hầu 55 45

Coryner Bacterium - Bại liệt 65 30

Diptheriae - Sởi 45 10

Poliovirus Hominis - Giun tóc 55 10

Giardia Lamblia - Sán bò 60 30

Tricguris Trichiura - Sán heo 60 30

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

b) Đối tượng bị tác động do nước mưa chảy tràn

Dựa vào diện tích khu vực dự án và lượng mưa bình quân hàng năm khu vực, tính toán được tải lượng nước mưa chảy tràn hàng năm khoảng 54.785.500 m3. Nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo đất đá, cành lá cây, tàn dư thực vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn góp phần đáng kể vào khả năng gây bồi lắng các con suối này đặc biệt là nước

mưa chảy tràn trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. Các suối bị ảnh hưởng của các tác động do nước mưa chảy tràn như: suối Đăk N’ri, Ea Sier, Ea Mao, Ea Roman và cả sông Sêrêpok đoạn chảy qua khu vực dự án.

3.1.5.2 Đối tượng bị tác động bởi khí thải

Trong giai đoạn thi công không khí khu vực dự án bị ô nhiễm nhẹ do bụi và khói đốt rừng, tiếng ồn do hoạt động cơ giới chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

Bảng 3.24: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông

Chất Ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm (g/km)

Động cơ < 1.400cc Động cơ 1.400 - 2.000 cc Động cơ > 2.000 cc

Bụi 0,07 0,07 0,07

SO2 1,9 x S 2,22 x S 2,74 x S

NO2 1,64 1,87 2,25

CO 45,6 45,6 45,6

VOCs 3,86 3,86 3,86

Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment , 1995

a) Tác động đối với sức khỏe con người

Các chất ô nhiễm không khí có khả năng gây một số tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng đặc biệt đối với công nhân trực tiếp lao động tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào đặc tính và nồng độ các chất ô nhiễm cụ thể như sau:

• : Bụi

Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên có một số loại bệnh đặc trưng do bụi gây ra mà trước hết là bệnh bụi phổi. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh hô hấp. Nếu là bụi nhôm thì công nhân bị bệnh bụi phổi Aluminose. Bệnh này tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc và hay tái phát; Công nhân làm việc tại các nhà máy gốm sứ,..thì dễ bị mắc bệnh bụi phổi Silicose. Bệnh này có thể gây biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính.

Ngoài bệnh phổi, một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây ra như công nhân tiếp xúc nhiều với bông bụi trong các nhà máy may mặc có thể bị phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Nó cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, thú vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.

• Các khí SO x:

Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại lại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải ammoniăc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn tiêu chuyển hóa protein - đường, thiếu các

vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxyhóa Fe(II) thành Fe(III).

• Khí NO2 :

Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong;

• Oxit Cacbon CO :

Đây là một chất gây ngất, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu;

• Đánh giá tác động của ồn và rung:

Do các khu vực xây dựng dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt, cho nên ồn và rung chỉ có ảnh hưởng đối với công nhân trực tiếp lao động mà không ảnh hưởng đối với khu vực dân cư xung quanh. Tiếng ồn trước hết có ảnh hưởng đối với thính giác của công nhân. Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa.

• Tác động do thuốc bảo vệ thực vật:

Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định.

Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường trong khi sử dụng các loại thuốc BVTV là mùi hơi của thuốc. Dự án không sử dụng thuốc BVTV định kỳ mà chỉ sử dụng hoá chất BVTV khi có dịch sâu, bệnh hại nên đánh giá mức gây độc cho không khí xung quanh của dự án ở dạng trung bình.

Mùi hơi thuốc BVTV rất độc hại cho con người khi hít phải, đặc biệt những người trực tiếp sử dụng thuốc. Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định. Tuỳ thuộc vào tốc độ gió mà hơi của thuốc sẽ phát tán xa hay gần. Ngoài ra, hướng gió thổi cũng sẽ quyết định các vùng chịu ảnh hưởng, như khi sử dụng thuốc các vùng nằm ở cuối hướng gió sẽ bị tác động mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, việc chọn thời điểm phun, an toàn khi dùng thuốc là rất quan trọng.

• Tác động do mùi hôi từ mủ cao su

Amoniac sử dụng như là chất chống đông ngay từ ngoài vườn cây. Trong quá trình khuấy trộn trước khi đánh đông, một phần hơi Amoniac sẽ bay ra khỏi hỗn hợp,

thực tế do sự liên kết solvat hóa rất lớn nên lượng Amoniac bay ra ngoài không khí không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của công nhân. Mùi hôi đáng kể nhất trong giai đoạn này là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong mủ, đồng thời sinh ra các chất khí bay hơi như: Mercaptan, các Amin, Aldehyde, Sunfuahydro,... làm phát sinh mùi hôi có cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc ngay trong khu vực. Ngoài ra, các bệnh trên cây trồng như bệnh thối trái, bệnh loét sọc mặt cạo cũng có thể gây ra mùi hôi thối trong các lô cao su của dự án.

b) Tác động đối với động, thực vật

• Đối với động vật :

Nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng có thể khẳng định là các khí acid SO2, NO2, bụi hóa học và cơ học..., đều gây tác hại cho động vật và vật nuôi.

• Đối với thực vật :

Các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đối với thực vật. Cụ thể:

− Nói chung các khí SOx, NOx khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa sẽ tạo nên mưa acid gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật;

− SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây;

− CO ở nồng độ 100 ppm ÷ 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu;

− Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.

3.1.5.3 Tác động dự án đến chất lượng môi trường đất a) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất

Đất là thùng chứa hoá chất BVTV trong môi trường. Đất nhận thuốc BVTV từ các nguồn khác nhau. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đã để lại các tác hại đáng kể cho môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu khi phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể phương pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Ở dưới đất một phần thuốc được hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và các tác động của các yếu tố hoá, lý. Tuy nhiên tốc độ phân giải của thuốc chậm, nếu thuốc tồn tại ở trong đất với lượng lớn, nhất là ở đất có hoạt động sinh học yếu (đất cát) và do đó thuốc có thể bị rữa trôi gây nhiễm bẩn các nguồn nước. Sự thâm nhập của chúng vào trong đất sẽ làm đất bị nhiễm độc với chu kỳ phân hủy kéo dài hàng chục năm.

Khi bón thuốc BVTV vào đất, bên cạnh việc trừ những loại có hại cho cây, hoá chất BVTV còn có tác dụng đến những loại có lợi cho cây. Nhiều loại côn trùng thuộc bộ Bọ đuôi bật (collembola), một số loài bét (Acarina), rết râu chẻ (Pauropoda) trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng, những tàn dư thực vật không phân giải được, tạo thành lớp lá, cành trên mặt đất. Lớp đất mặt sẽ bí, chặt. Vi sinh vật sẽ không thể phát

triển được. Giun đất (Lumbricus terresstris) sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể cho việc duy trì độ màu mở của đất trồng trọt.

• Tác động của thuốc BVTV đến những động vật không xương sống cư

trú trong đất

Trong đất canh tác, tập đoàn những động vật không xương sống đã góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất.

Nhiều loại côn trùng thuộc Bộ đuôi bật, một số loài bét, rết râu chẻ, tuyến trùng… chuyên sống bằng những tàn dư trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng lớp lá, cành trên mặt đất, lớp đất mặt sẽ bị bí, chặt, vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được.

Đáng quan tâm là loài giun đất sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm đất được tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất trồng trọt.

• Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật đất

Khu hệ vi sinh vật đất hết sức phức tạp, bao gồm vi khuẩn nấm, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Số lượng của chúng trong đất vô cùng lớn. Mỗi gram đất có khoảng 100 triệu vi khuẩn, 10 triệu xạ khuẩn, 10 vạn - 1 triệu nấm, 1-10 vạn tế bào tảo và động vạt nguyên sinh. Chúng là tác nhân chủ yếu của các quá trình chuyển hoá vật chất trong đất. Có thể nói số lượng và thành phần vi sinh vật phản ánh độ phì nhiêu của đất và có quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tác động của thuốc trừ sâu đến hệ sinh vật đất. Các thuốc trừ sâu lân hữu cơ nói chung ít ảnh hưởng đến tập đoàn vi sinh vật đất. Trộn đất với nồng độ 10ppm, Diazinnon tuy có ức chế phát triển của vi khuẩn và nấm mốc nhưng tác động này cũng không chỉ kéo dài trong khoảng tuần lễ. Thuốc trừ sâu lân hữu cơ ức chế hoạt động của vi sinh vật đất thường thường chỉ xảy ra khi đất bị nhiễm thuốc ở liều cao. Tác động của thuốc trừ nấm đến hệ vi sinh vật đất. Trong các vi khuẩn cư trú trong đất, những vi khuẩn nitrit hoá và nitrat hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter thường mẫn cảm với thuốc trừ nấm hơn các vi khẩu gây bệnh cây. Ở liều lượng thông dụng, các thuốc trừ nấm không xông hơi như Zineb, Maneb, Nabam, Dazomet, có thể ức chế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 75 -85 )

×