CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lí bảo vệ rừng đồng phú – đăk nông (Trang 119)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

5.2CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.2.1 Giám sát chất thải

(1) Giám sát nước thải sinh hoạt

– Số mẫu giám sát: 01 mẫu tại vị trí nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

– Các chỉ tiêu giám sát gồm: lưu lượng thải, các thông số ô nhiễm đặc trưng nhu BOD5, COD, SS, Tổng N, tổng P, NH4.

– Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;

– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;

– Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

( 2 ) Giám sát chất thải rắn

– Giám sát nguồn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn nông nghiệp phát sinh.

– Các chỉ tiêu giám sát: Khối lượng, thành phần trong chất thải.

– Công tác này đòi hỏi có tổ cập nhật thường xuyên và và báo cáo định kỳ 3 tháng/lần.

5.2.2 Giám sát môi trường xung quanh

(1) Giám sát chất lượng không khí xung quanh

– Thông số chọn lọc: hàm lượng bụi, độ ồn, NO2, SO2, CO, THC.

– Số điểm đặt vị trí giám sát: 08 điểm, có tọa độ cụ thể như sau: (tọa độ VN:2000). Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 809.074,31 m; Y: 1.415.212,74 m X: 807.592,11 m; Y: 1.415.656,80 m X: 809.785,14 m; Y: 1.412.937,45 m X: 808.961,91 m; Y: 1.411.385,45 m X: 802.815,88 m; Y: 1.410.551,33 m X: 803.475,97 m; Y: 1.411.385,44 m X: 802.517,78 m; Y: 1.406.864,43 m X: 801.707,67 m; Y: 1.403.173,95 m

– Tần số thu mẫu và phân tích: 6 tháng /lần;

– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;

– Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5937 - 2005, TCVN 5938 - 2005).

(2) Giám sát chất lượng nước mặt

– Số mẫu giám sát: 08 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000):

Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 801.411,15 m; Y: 1.406.203,15 m X: 801.701,30 m; Y: 1.408.058,78 m X: 802.166,89 m; Y: 1.410.670,18 m X: 802.370,92 m; Y: 1.412.272,39 m X: 809.571,87 m; Y: 1.410.458,02 m

X: 810.297,97 m; Y: 1.412.060,24 m X: 809.886,35 m; Y: 1.415.326,16 m X: 806.910,58 m; Y: 1.416.851,16 m

– Các chỉ tiêu giám sát gồm: pH, BOD5, COD, SS, Amôniac, Sắt, Mangan, Nitrat, tổng Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

– Tần suất giám sát: 6 tháng/lần;

– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;

– Quy chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT)

(3) Giám sát chất lượng nước ngầm

– Số mẫu giám sát: 04 mẫu; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000):

Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X: 808,239.89 m; Y: 1,414,624.38 m X: 808,732.49 m; Y: 1,410,224.83 m X: 803,887.58 m; Y: 1,410,602.71 m X: 801,991.45 m; Y: 1,403,746.96 m

– Chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, độ cứng, chất rắn tổng số, Clorua, Florua, Nitrat, Sunfat, Mangan, Sắt, Kẽm, Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

– Tần suất giám sát: 6 tháng/lần;

– Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn;

– Quy chuẩn so sánh: QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

5.2.3 Giám sát khác

(1) Giám sát tình trạng xói mòn đất

– Tình trạng xói mòn đất được xác định bằng phương pháp cho điểm trên cơ sở các chỉ tiêu về trạng thái thảm mục trên mặt đất, trạng thái mặt đất, màu sắc tầng đất mặt, mức huỷ hoại tầng A. Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu, xác định tổng số điểm phản ánh tình trạng xói mòn và đánh giá tình trạng xói mòn đất hiện tại.

– Số mẫu giám sát: 12 mẫu trong khu vực dự án; có vị trí tọa độ cụ thể như sau (Hệ tọa độ VN:2000): Chi tiết xem phụ lục 4 - Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án: sơ đồ số 10, sơ đồ vị trí giám sát môi trường

X: 806.255,56 m; Y: 1.414.913,91 m X: 807.191,69 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.417,98 m; Y: 1.416.216,08 m X: 809.471,98 m; Y: 1.413.485,72 m X: 808.589,86 m; Y: 1.411.535,46 m X: 808.925,91 m; Y: 1.409.579,21 m X: 802.571,08 m; Y: 1.411.241,42 m X: 803.531,21 m; Y: 1.411.925,51 m X: 804.767,36 m; Y: 1.410.677,35 m X: 801.574,95 m; Y: 1.406.890,85 m X: 801.688,96 m; Y: 1.405.456,66 m X: 801.568,95 m; Y: 1.403.536,37 m

– Tần suất thu mẫu: 1 năm/ lần. (2) Giám sát sự biến đổi độ phì của đất

– Số mẫu giám sát: 12 mẫu (có vị trí tương tự như vị trí giám sát xói mòn đất)

– Các chỉ tiêu giám sát: hàm lượng mùn trong đất, độ pH, độ xốp lớp mặt.

– Tần suất giám sát: 1 năm/lần.

(3) Giám sát dư lượng hoá chất trong đất

– Mục tiêu nhằm xác định hàm lượng hoá chất còn tồn đọng lại trong đất sau khi sử dụng hoá chất diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu.

– Tiêu chuẩn dư lượng hoá chất trong đất là ngưỡng cho phép về hàm lượng các hóa chất tồn dư trong đất trong khi sử dụng trong quá trình kinh doanh cao su. Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất được quy định trong bảng Quy chuẩn quốc gia QCVN 15:2008/BTNMT Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hoá chất BVTV trong đất

(4) Giám sát đa dạng sinh học

– Giám sát về sự biến đổi của hệ động vật (các loài cá, các loài thú, bò sát…) và thực vật (các loài thực vật thân gỗ) trong vùng dự án.

CHƯƠNG 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Cổ phần cao su

Đồng Phú – Đăk Nông đã gửi Công văn số 04/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và Công văn số 05/CV-CSĐP-Đ ngày 02 tháng 6 năm 2009 “V/v tham vấn cộng đồng của Dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông” đến UBND, UBMTTQ xã Ea Pô. Sau khi nghiên cứu văn bản và các tài liệu liên quan UBND, UBMTTQ xã Đăk Win và xã Ea Pô đã có công văn trả cụ thể như sau:

− Công văn số 07/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

− Công văn số 01/CV-UBMT, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã

Đăk Win “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

− Công văn số 04/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBND xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

− Công văn số 15/CV-UB, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của UBMTTQ xã Ea Pô “V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông”

6.1 Ý KIẾN UBND CẤP XÃ

 Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án.

– Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương

 Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:

– Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường của Chủ dự án.

– Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương.

– Đề nghị Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông khi tiến hành thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, giảm thiểu đến mức tối thiểu.

– Thường xuyên theo dõi liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương để kịp thời xử lý khi có các mâu thuẫn nảy sinh từ nhân dân địa phương với Công ty.

– Ưu tiên cho lực lượng lao động tại địa phương đồng thời hỗ trợ cho địa phương những vấn đề cần thiết khi địa phương đề xuất.

– Đề nghị Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đắk Nông thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân nhanh chóng, thỏa đáng và đúng pháp luật

6.2 Ý KIẾN CỦA UBMTTQ CẤP XÃ

 Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường Tự nhiên và kinh tế xã hội:

– Đồng ý nhất trí về các nội dung trong thông báo trên của Chủ dự án.

– Chủ dự án chú ý đến sự tác động lên tình hình an ninh trật tự tại địa phương

 Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội:

– Đồng ý nhất trí về các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường của Chủ dự án.

– Chủ dự án chú ý quan tâm đến vấn đề lựa chọn lao động tại địa phương.

 Kiến nghị với Chủ dự án:

– Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông tạo điều kiện hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

– Công ty phải bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

– Công ty phải bảo đảm các yếu tố môi trường trong quá trình thực hiện dự án đặc biệt trong quá trình khai hoang xây dựng.

– Công ty tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân tại địa phương.

6.3 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý

KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQ

−Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông cam kết thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

−Công ty sẽ ưu tiên tuyển lao động tại địa phương nhằm tạo công ăn việc làm và giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương.

−Công ty sẽ kết hợp với địa phương trong công tác xã hội như: hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo tại địa phương, hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình có công với Cách mạng và hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ nhân dân.

−Kết hợp với Chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình khai hoang xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động của dự án và nhằm giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa Công ty với người dân.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Về lợi ích của dự án1.1.1 Lợi ích kinh tế 1.1.1 Lợi ích kinh tế

Dự án mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho xã huyện Cư Jút nói riêng và cho tỉnh Đăk Nông nói chung cũng như kinh tế nước ta. Giúp phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển dân sinh, phát triển kinh tế bền vững. Ổn định đời sống kinh tế của nhân dân địa phương. Làm tăng thêm giá trị của đất đai trên địa bàn khu vực dự án tạo nên một cảnh quan mới với tiến trình phát triển nhanh hơn, điều này cũng góp phần làm tăng mức dân trí và tăng các hoạt động trao đổi văn hóa nhân dân trong khu vực. Việc hình thành công ty với cụm dân cư mới sẽ góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng dần mức sống về kinh tế, văn hóa trong khu vực.

Trong tình hình các tài nguyên không tái sinh như dầu thô ngày càng cạn kiệt, các nguyên liệu thay thế càng có giá trị trên thị trường, tính khả thi của dự án là rất cao.

1.1.2 Lợi ích môi trường: − Hạn chế được xói mòn

− Giúp phủ xanh đất trống đồi núi trọc − Tăng giá trị tài nguyên đất

− Điều hòa lũ lụt

Trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, vấn đề môi trường nhất là khí thải đang nóng trên các bàn nghị sự quốc tế, việc tiến hành triển khai 2.700 ha cao su thiên nhiên rất có ý nghĩa trong tình hình chung này. Tăng diện tích rừng cũng là tăng chỉ số quota khí thải, có thể mang lại lợi ích kinh tế cho các hợp đồng chuyển nhượng quyền phát thải.

1.2 Khó khăn và tác động tiêu cực1.2.1 Khó khăn 1.2.1 Khó khăn

Dự án triển khai trong điều kiện đất rừng bị khai phá loang lỗ, phần lớn diện tích trong khuôn viên dự án đã được khai thác cho canh tác nông nghiệp, tình hình xói mòn đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên việc triển khai đền bù đất đai, hoa màu, sao cho ít ảnh hưởng đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó thói quen canh tác của một số người dân theo kiểu du canh, không thích làm thuê, không thích bị ràng buộc, không chịu bị quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống của người dân sau khi triển khai dự án.

1.2.2 Tác động tiêu cực 1.2.2.1 Về môi trường

Trong những năm đầu của dự án, khả năng gây xói mòn của dự án là không đáng kể, khả năng làm giảm đa dạng sinh học cao, do triển khai trồng duy nhất cây cao su trên diện tích 2.700 ha.

Dự án khi thực hiện một số hộ gia đình sẽ phải thảy đổi công ăn việc làm, như vậy sẽ phần nào gây xáo trộn nếp sinh hoạt của các hộ gia đình trong thời gian ổn định và có công việc làm mới.

Cùng với số tiền bồi thường từ đất đai, một bộ phận nông dân dễ tiêu xài hoang phí, gây ra các tệ nạn xã hội và tái nghèo khi đã sử dụng hết tiền đền bù.

Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra các xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận, cụ thể sẽ có các biện pháp quản lý tốt sẽ tránh gây ra các tệ nạn xã hội, các xung đột giữa công nhân từ nơi khác đến làm việc và nhân dân trong vùng.

Tóm lại

− Mặc dù có những tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội, nhưng nhìn chung về lâu dài dự án mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Làm thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, gây lãng phí và hư hại tài nguyên đất, ổn định đời sống đồng bào thông qua các chính sách đền bù, phân công lao động ổn định trong nông trường.

− Việc triển khai dự án là cần thiết và rất khả thi.

2. KIẾN NGHỊ

− Để dự án triển khai nhanh chóng và thuận lợi chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục pháp lý, hay trong các hoạt động dân vận, để người dân nắm bắt được các lợi ích do dự án mang lại.

− Dự án triển khai trên một qui mô tương đối lớn, ảnh hưởng không ích đến đời sống đồng bào các dân tộc, dù ít hay nhiều mọi chính sách đền bù giải tỏa nên được cân nhấc tránh xảy ra trường hợp tranh chấp.

− Vì lợi ích kinh tế lâu dài cũng như để phát triển kinh tế bền vững, chủ đầu tư sẽ thường xuyên thông báo cho đơn vị tư vấn, chính quyền địa phương về tiến độ của dự án để giám sát việc thực hiện các cam kết, các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư trồng cao su, trồng rừng & quản lí bảo vệ rừng đồng phú – đăk nông (Trang 119)