0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 85 -89 )

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực

Khi cây cao su đi vào giai đoạn chăm sóc và khai thác sẽ hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái trong các lô cao su của vùng dự án. Một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Hệ sinh thái thường bị ảnh hưởng chủ yếu từ các tác động của con người như các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến khai thác mủ và vận chuyển tiêu thụ trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó. Nhìn chung, hệ sinh thái nông nghiệp của dự án sẽ giảm tính đa dạng tự nhiên như tính đa dạng của giống loài bị giảm thông qua sự đơn

(

2

)

m 0.0065.S 0,045.S 0,065 22,13 X LS + + =

điệu của cây cao su và khả năng gây độc cho môi trường bởi hoá chất diệt cỏ và thuốc BVTV.

Trong quá trình chăm sóc cây cao su sẽ sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV, sử dụng nhiều hóa chất BVTV điều này đem lại lợi ích là tăng năng suất cây trồng nhưng mặt khác cũng làm cho hệ sinh vật đất nói chung cũng bị hủy hoại, một số các sinh vật thụ phân, rác hữu cơ, bảo đảm độ phì cho đất cũng bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo, nấm mốc... dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất.

Cùng với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cũng có tác hại không nhỏ cho những quần thể động vật mà sự sống của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc biệt đối với hệ sinh vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng.

Thuốc BVTV của dự án sử dụng để bảo vệ cây cao su được phát triển tốt, mục đích là tiêu diệt những sinh vật có hại cho cây trồng. Tuy nhiên, lượng thuốc rơi vãi khi sử dụng (chiếm khoảng 50% lượng thuốc sử dụng) hoà tan vào đất, ngấm vào nguồn nước sẽ gây ra ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường khu vực, tiêu diệt các loại côn trùng có ích (bắt mồi, ký sinh, thụ phấn,…), làm xáo động trong hệ sinh thái khu vực. Tuỳ từng trường hợp, thuốc BVTV có thể tác động ở các mức độ khác nhau, dưới đây là những tác động của thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật thường cho năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Trong một hệ luôn luôn có những quan hệ cạnh tranh, ký sinh, đối kháng có tác dung kìm hãm sự phát triển quá mức, sự bùng nổ về số lượng của một số loài do vậy tránh được những bệnh dịch lan tràn trên những vùng rộng lớn. Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau để tạo ra mối cân bằng trong một hệ. Nhưng do tác động của con người, đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV sẽ làm xáo trộn của hệ đang được duy trì này.

Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần, thời gian sử dụng được kéo dài thì nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn. Rõ nhất ở một số địa phương trong tỉnh khi sử dụng thuốc để bảo vệ cây trồng đã làm suy giảm số cá thể, số lượng loài sinh vật khu vực.

Bảng 3.30: Tổng hợp điểm các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học

Mục Biện pháp- nguyên nhân Mức ảnh hưởng(Điểm)

Phương thức trồng rừng Để lại dưới 10% diện tích tự nhiên trong diện tích dự án -3 Tính đơn điệu giống loài Tổ thành loài có tỉ lệ cao nhất trong

rừng trồng vượt quá 50% -3

Thuốc diệt cỏ Sử dụng hơn 2 lần -2

Thuốc BVTV Sử dụng khi có dịch hại -1

Lửa rừng Tỷ lệ tổ thành loài cây lá kim không quá 50% 0

Tổng hợp -9

Theo tiêu chuẩn đánh giá >= - 2: tác động yếu; = - 5: tác động trung bình; < - 5: Mạnh. Tổng hợp số điểm là – 9, kết luận khả năng gây giảm đa dạng sinh học là mạnh.

Tuy nhiên, diện tích cây cao su góp phần đáng kể cho việc che phủ đất, chống xói mòn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại cho đất một khối lượng

dinh dưỡng đáng kể cho đất như cây rừng do bộ lá rụng hàng năm, góp phần làm tăng lượng mùn cho đất. Cây có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thu khối lượng cacbonic lớn. Do vậy, cây cao su được xem là một giải pháp để giảm tác hại hiệu ứng nhà kính. So sánh sinh khối tạo ra

Bảng 3.31: So sánh năng suất sinh khối một số vùng rừng

TT Hệ sinh thái Sinh khối khô (tấn/ha)

1 Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh Malaysia: + Vùng Pasoh

+ Vùng Mulu 475-665210-650

Thái lan: + Vùng Khao Chong 331

New Guinea 295-310

Brasil- vùng Manaus 473

2 Nông Trường Cao Su

5 năm tuổi 48.6

11 năm tuổi 205.1

24 năm tuổi 248.6

30 năm tuổi 444.9

Nguồn số liệu: Wan Abdul Rahman & Abu amu (2002). Natural rubber as an ecofriendly material. Rubber planters’ Conference, India 2002, pp. 327-244

Cây cao su thông qua việc quang tổng hợp hấp thu khí CO2 trong khí quyển để tích lũy trong sinh khối của cây. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu qủa sinh khối cây cao su tương đương sinh khối rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, trong chu kỳ kinh doanh một ha cao su có thể đồng hóa đến 135tấn cacbon, trong đó khỏang 42 tấn cho sản xuất mủ cao su và 93 tấn cho việc tạo sinh khối. Điều này có ý nghĩa trong bối cảnh khí hậu trái đất ngày càng nóng và lượng khí thải CO2 không ngừng tăng lên trong những năm qua. Mở ra tiềm năng buôn bán Quota khí thải, cho trồng cao su thiên nhiên theo nghị định thư Kyoto.

Trồng Cao su thiên nhiên còn mang ý nghĩa thân thiện môi trường, do nhu cầu năng lượng để sản xuất mủ của cao su thiên nhiên thấp hơn cao su nhân tạo (từ 7 đến 11 lần).

Bảng 3.32: Mức tiêu thụ năng lượng cho sản xuất cao su thiên nhiên và nhân tạo

TT Loại cao su Mức tiêu thu năng lượng (Gj/tấn)

1 Cao su thiên nhiên 16

2 Polychloroprene 120

3 SBR 130

4 Polybutadiene 108

5 Cao su Butyl 174

Nguồn số liệu: James Jacob (2002). Eco- Frendly Creadentials of natural Rubber. Rubber Planters’ Conference, India 2002, pp. 245-251

So với với một số cây trồng phổ biến, cây cao su có hiệu quả quang hợp và hiệu quả sử dụng nước cao hơn, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường khô hạn.

Bảng 3.33: Hiệu suất quang hợp một số loại cây

TT Loại cây Hiệu suất quang hợp (mol CO2/m/s) Chỉ số hiệu quả sử dụng nước

1 Cao su 11-12 4,4

2 Acasia (Keo lá tràm) 7 2,7

3 Eucalyptus (Bạch đàn) 10 2,6

So với một số cây trồng dài ngày khác như cây chè, dừa, cọ dầu, cây lượng thực. Cây cao su lấy đi một lượng khoáng chất thấp, do đó hao hụt dinh dưỡng là không đáng kể.

3.1.5.5 Tác động của thuốc trừ sâu, diệt cỏ tới hệ sinh thái nông nghiệp a) Ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất

Bản thân đất tạo nên một hệ sinh thái với một quần thể động vật phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Hệ sinh vật này là tác nhân chuyển hóa các hợp chất bẩn hữu cơ để đảm bảo độ phì trong đất (như giun, giáp xác, nhện, mối, bọ nhảy, các vi khuẩn, tảo, nấm mốc…)

Việc sử dụng các loại hóa chất trừ sâu đã tác động vào trong đất những nồng độ đậm đặc của các loại chất độc có độ bền vững cao như nhóm Clo hữu cơ (DDT, endrin, tocaphen…) các chất độc hại này làm giảm một số lượng lớn chủng loại vi sinh vật trong đất làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu.

b) Ảnh hưởng tới cây trồng

Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ chủ yếu mang lại ích lợi trong nông nghiệp do việc chúng bảo vệ các loại cây trồng luôn xanh tốt, các loại sâu bệnh bị tiêu diệt năng suất lao động tăng nhanh.

c) Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Đa số các loại bệnh tật theo đường truyền bệnh từ đất được phân thành các nhóm sau:

(1) Nhóm truyền bênh người – đất – người

Do đất bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lỵ, thương hàn, phấy khuẩn tả hoặc amip. Các loài côn trùng như ruồi, bọ tiếp xúc với đất bị ô nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó và truyền đi các mầm bệnh. Các loại trực khuẩn lỵ tồn tại trong đất lâu nhờ có các hợp chất hữu cơ chứa trong đó. Nó thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt. Người bị nhiễm khuẩn do ăn phải các loại rau, quả tưới phân… Các loại trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn tồn tại trong đất từ 2 – 4 tuần tùy vào mức độ nhiễm bẩn và tùy vào từng loại đất. Các loại giun sán được truyền qua đất cũng trở thành tác nhân gây bệnh ở người.

(2) Nhóm truyền bệnh vật nuôi – đất – người

Bao gồm các bện xoắn khuẩn vàng da. Các vật nuôi mang bệnh thường là trâu, bò, chuột cống… Những người lao động nông nghiệp thường mắc phải bệnh này do tiếp xúc trực tiếp với cánh đồng tưới, trồng trọt…

Ngoài ra còn có bệnh sốt, viêm gan do giun… Những người thường phải tiếp xúc với chất phóng uế của vật nuôi thải ra thường hay bị mắc bệnh này.

(3) Nhóm truyền bệnh đất – người

Các loại nấm hoặc xạ khuẩn phát triển hoại sinh trong đất hoặc xâm nhập vào da người qua các vết thương và gây các bệnh nấm nặng và u nấm. Uốn ván cũng là loại bệnh gây bởi sự ô nhiễm xây sát với đất nhiễm phân

3.1.5.6 Tác động đến điều kiện vi khí hậu trong khu vực

Chế độ điều kiện vi khí hậu trong giai đoạn này mang tính tích cực so với giai đoạn đầu khai hoang. Cây cao su của dự án phát triển đồng nghĩa với việc tạo cho khu vực một thảm phủ thực vật rừng trồng cây công nghiệp, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí nơi đây. Những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cây cao su còn nhỏ, các tán lá chưa che phủ mặt đất thì chế độ khí hậu khu vực chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn khai hoang. Chế độ khí hậu khu vực được cải thiện mạnh nhất khi cây cao su vào thời kỳ khai thác với rễ cây phát triển, tán lá rộng làm khả năng hút nước từ trong đất và làm bốc hơi nước qua các lá mô là rất lớn, ngoài ra khi mưa xuống một phần nước bị giữ trên tán lá cây, từ đó bốc hơi 15-20% lớn hơn so với khu vực đất trống khoảng 10%, góp phần làm tăng độ ẩm không khi khu vực. Thực tế đi vào các lô cao su vào những ngay nóng bức, con người cảm giác không khí trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều khi đi trên đất trống. Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ẩn, nhiệt độ trong rừng (ở đây rừng công nghiệp cây cao su) có thể mát hơn từ 5-80C so với khu vực ngoài đất trống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG & QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG (Trang 85 -89 )

×