Quá trình phát triển dịch vụ điện thoại di động Vinaphone tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ điện thoại di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An (Trang 30 - 32)

Về thị phần:Theo như đại diện Cục viễn thông thì “Viettel với 40,67% thị phần, kế

đến là VinaPhone với 30,07%. Theo đại diện Cục Viễn thông, tính đến tháng 6/2012, MobiFone chỉ còn 18,45% thị phần (đến hết năm 2011) trong khi theo số liệu công bố của

Sách trắng công nghệ thông tin truyền thông đầu năm 2012, MobiFone chiếm tổng cộng

29,11%”. Như vậy, Vinaphone đã vươn lên hàng thứ hai về thị phần, đẩy Mobifone, một mạng di động cũng thuộc VNPT xuống hàng thứ ba. Nhưng cả hai mạng di động của VNPT vẫn thua Viettel về số lượng thuê bao.

Về mặt doanh thu: Dù Vinaphone có đứng vào hàng ngũ câu lạc bộ tỷ đô lathì so

với MobiFone, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ bằng 60% của MobiFone. Năm nay, lợi nhuận MobiFone đạt 6.600 tỷ đồng và với Viettel là 27.000 tỷ đồng.

Về mặt năng lực mạng lưới:Vinaphone đã đầu tư 5.000 trạm BTS cho hệ thống 2G,

3G nhưng vẫn cần phải đầu tư hơn nữa, số lượng trạm phát sóng toàn công ty 30.000 trạm cũng chưa bằng một nửa năng lực mạng lưới so với các doanh nghiệp bạn, năng lực mạng lưới của Vinaphone và MobiFone cộng lại cũng không bằng Viettel”

VinaPhone đã và đang xây dựng cấu trúc kênh phân phối mới theo mô hình mới. Viễn thông Tỉnh và VNPT sẽ hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn nhằm phát triển hệ thống bán lẻ ở thị trường tỉnh, tăng độ phủ ở các vùng sâu, vùng xa. Với mô hình này thì Viễn thông Tỉnh đóng vai trò là Tổng đại lý duy nhất của VNPT ở tỉnh và được hưởng chính sách bán hàng theo mức chiết khấu. Hệ thống kênh phân phối của VinaPhone tại các tỉnh: cấp 1 là Viễn thông Tỉnh, cấp 2 là các đại lý/điểm bán lẻ (gọi chung là nhà bán lẻ). Vì thế VNPT muốn có được lợi thế trong cạnh tranh, tiếp cận được thị trường thì phải đặt nhà bán lẻ vai trò quan trọng. VNPT nói chung hay các Viễn thông Tỉnh nói riêng tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm chăm sóc các nhà bán lẻ để họ có thể quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ, tư vấn, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ VinaPhone. (Phạm Ngọc Bích, 2013)

Vinaphone từng giữ vị thế số một trong lĩnh vực di động trước khi Viettel tham gia thị trường viễn thông nhưng hiện nay thì chỉ đứng hàng thứ ba nếu tính tổng hợp các mặt từ doanh thu đến hiệu quả và năng lực mạng lưới. Với cùng một điều kiện môi trường như nhau thì rõ ràng doanh thu và năng lực mạng lưới của Vinaphone vẫn kém hơn hai mạng Viettel và Mobifone.

Một vấn đề cần đề cập là dự án BCCS (Billing and Customer Care System) liên quan hệ thống tính cước và khách hàng tập trung của VNPT đã được khởi động từ chục năm trước đây, trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được khiến các công tác chăm sóc khách hàng, ghép cước các dịch vụ cố định, di động, ADSL gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ điện thoại di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh Long An (Trang 30 - 32)