Bữa ăn trong kinh doanh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh của đức và biện pháp nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 42)

2003 World Bank (2005) 25270.00 $/người World Factbook (2004) 27600.00 $/ ngườ

2.2.1.5.Bữa ăn trong kinh doanh

Trong kinh doanh, những bữa ăn cùng đối tác có vai trò quan trọng vì trong bữa ăn, người ta có thể dễ dàng tiếp cận nhau hơn, nói chuyện được nhiều vấn đề hơn trong một bầu không khí thoậi mái. Vì vậy tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của một quốc gia, không thể bỏ qua khâu tìm hiểu về phong cách ăn uống của họ. Bữa ăn chính trong ngày của người Đức là bữa trưa, thường vào khoậng từ 11 giờ 30 phút trưa cho tới Ì giờ 30 phút chiều. Bữa trưa

của người Đức không gồm nhiều món, thường chỉ gồm một m ó n khai vị (chẳng hạn như súp), một m ó n chính và một m ó n tráng miệng.

Trong thời đại ngày nay, người phụ nữ Đức có thể gọi món, thử rượu hay là trậ tiền cho bữa ăn, không giống như trước kia họ không được phép làm

như vậy. Người phụ nữ cũng có thể với tư cách là chủ nhà, tiếp đãi khách ở nhà hàng, thử rượu trước khi chúng được phục vụ. Điểu này đã trở nên phổ biến và được chấp nhận ở Đức.

Người Đức uống rượu rất thường xuyên, nó trở thành một thói quen của họ, thậm chí ngay cậ khi làm việc. K h i họ mời bạn uống tức là họ rất mong muốn bạn đồng ý. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó bạn không thể uống

rượu thì bạn hãy thẳng thắn từ chối và đề nghị một loại đồ uống khác. Thông thường người Đức để lại tiền t i p có giá trị 10-15% giá trị hóa

đơn thanh toán để thể hiện sự hài lòng về sự phục vụ. Tuy nhiên nếu không hài lòng, họ sẽ không làm vậy và điều này được chấp nhận. Nếu họ rất vừa ý họ cũng có thể cho nhiều hem thế và kèm theo lời cậm ơn đối với người phục vụ

để nhấn mạnh sự hài lòng của mình.

Văn hóa kinh doanh của Đức và biện pháp nàng cao khả nàng thám nhập thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam

Trước khi ăn, người Đức luôn nói "Guten Appetit" (Chúc ăn ngon). H ọ không lãng phí thức ăn, ăn được bao nhiêu lấy bấy nhiêu và không bao giờ để thừa thức ăn trên đĩa. K h i một người vẫn đang ăn thì những người khác vẫn ngồi lại, đặt tay lên bàn, không cho tay xuống dưới bàn ăn.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp văn hóa kinh doanh của đức và biện pháp nâng cao khả năng thâm nhập thị trường này của doanh nghiệp việt nam (Trang 41 - 42)