Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐNDL Huế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 38 - 39)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐNDL Huế

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tiền thân là trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Huế được thành lập năm 1999, trực thuộc Tổng Cục Du lịch Việt nam - Bộ Văn Hĩa, Thể thao và Du lịch, bắt đầu đi vào tuyển sinh và hoạt động từ năm 2000. Năm 2007 trường được nâng bậc đào tạo Cao Đẳng nghề theo Quyết định số 1876/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trường cĩ chức năng, nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh MT-TN ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp

chuyên nghiệp, Sơ cấp nghề và trình độ thấp hơn nhằm đáp ứng yêu phát triển ngành du lịch tại khu vực.

Hiện tại, trường cĩ 02 cơ sở đang hoạt động (02 cơ sở giảng dạy, 01 cơ sở thực hành) tại các vị trí thuận lợi ngay trung tâm Tp.Huế (tổng diện tích đất hơn 17.000 m2) và một dự án đầu tư xây dựng cơ sở 3 (Diện tích đất 30ha) nằm trên địa bàn huyện Hương Thủy cách trung tâm Tp. Huế khoảng 10 km về phía Nam, địa điểm phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề, giao thơng thuận tiện.

Qua 10 năm hoạt động, Trường đã đạt được những bước phát triển nhanh về CSVC, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, quy mơ và ngành nghề đào tạo. Chất lượng đào tạo luơn được giữ vững và ngày càng được nâng lên. Những năm đầu (từ 2000- 2003), trường đào tạo cĩ 3 nghề Trung cấp (Lễ tân khách sạn, Dịch vụ Nhà hàng, Chế biến mĩn ăn) và 4 nghề Sơ cấp (Lễ tân khách sạn, Dịch vụ Nhà hàng, Chế biến mĩn ăn, Phục vụ Buồng). Từ năm 2004, mở rộng thêm 3 chuyên ngành cho hệ TCCN (Nghiệp vụ Lữ hành, Quản trị lưu trú, Quản trị nhà hàng). Đến năm 2008, trường bắt đầu trình độ cao đẳng nghề. Đội ngũ giáo viên - CB CNV hiện nay 157 người, số cĩ trình độ sau đại học và đang học cao học chiếm trên 20%. CSVC, trang thiết bị, cơng cụ dụng cụ và đồ dùng dạy học được đầu tư từ dự án viện trợ của chính phủ Luxembourg, dự án EU và ngân sách nhà nước đảm bảo cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề chất lượng cao với qui mơ 2000-2200 học sinh-sinh viên/năm (HS-SV)

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 38 - 39)