Khái quát về chiến lược phát triển của ngành Du lịch Thừa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 37 - 38)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.Khái quát về chiến lược phát triển của ngành Du lịch Thừa

Trước những tiềm năng to lớn, độc đáo, đa dạng về du lịch, Thừa Thiên Huế sớm xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Từ những năm 1993, Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh khĩa X đã khẳng định: “Đã đến lúc cần đầu tư phát triển du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Quyết tâm đĩ được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XI trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nơng nghiệp - cơng nghiệp - du lịch sang cơng

nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế đã gĩp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh hịa bình, thân thiện, bản sắc văn hĩa và nhân văn của đất nước Việt Nam nĩi chung và Thừa Thiên Huế nĩi riêng. Từ phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế gĩp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao, nâng tầm vị thế của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Sự đĩng gĩp ấy thơng qua đăng cai tổ chức những hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế và khu vực như Hội nghị Hiệp hội các Thị trưởng nĩi tiếng Pháp (AIMF), Hội nghị Bảo tồn và phát huy các gia trị văn hĩa phi vật thể, Lễ hội Festival...

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành du lịch cần tổng kết rút kinh nghiệm trên bình diện tổng hợp nhằm cĩ chương trình hành động mạnh mẽ, sáng tạo, tồn diện, mang tính đột phá, liên kết, hội nhập để khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất về tiềm năng, thế mạnh của ngành kinh tế du lịch mà thiên nhiên và con người đã tạo lập trên một vùng đất văn hĩa - lịch sử cĩ bề dày truyền thống này. Một chiến lược tổng quát tạo thế cho du lịch phát triển cần đặt ra là quy hoạch tổng thể và cụ thể về phát triển ngành du lịch, tạo cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, lập chương trình đào tạo nguồn nhân lực, định hình tour du lịch ổn định cĩ thương hiệu, chuẩn hĩa đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, chiến lược quảng bá tiềm năng du lịch, chương trình liên kết hợp tác khai thác tiềm năng du lịch, giải pháp huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch... để ngành kinh tế mũi nhọn cĩ bước đột phá tăng tốc trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghiệp vụ lễ tân khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế (Trang 37 - 38)