- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về cách sử dụng giới từ chỉ vị trí in/on của sinh viên năm
VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG VIỆT
Bài nghiên cứu khoa học nghiên cứu định nghĩa, vị trí, vai trò và cách phân loại vị ngữ trong tiếng Đức, vị ngữ trong tiếng Việt được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với chủ ngữ. Qua đó, bài nghiên cứu chỉ ra những điểm giống nhau cũng như khác nhau giữa vị ngữ trong tiếng Việt và vị ngữ trong tiếng Đức. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phân tích các định nghĩa, lý thuyết, so sánh quan điểm giữa các tác giả và nêu ra quan điểm cá nhân. Ngoài ra, việc đưa ra các ví dụ để làm rõ lý thuyết cũng giúp cho phần lý thuyết được sáng tỏ hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vị ngữ được coi là một thành tố câu. Trong tiếng Đức, vị ngữ không được định nghĩa cụ thể mà gắn liền với dạng động từ biến đổi theo thì, cách,… Vị ngữ trong tiếng Đức có thể đứng ở đầu câu (câu hỏi khẳng định, mênh lệnh thức), cuối câu (câu phụ) hoặc vị trí thứ hai trong câu (câu thông báo). Tuy nhiên, vì tiếng Đức là một ngôn ngữ biến thể nên có rất nhiều ngoại lệ và trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, có rất nhiều cách để phân loại vị ngữ: vị ngữ ngữ pháp, vị ngữ từ vựng, vị ngữ là động từ, vị ngữ có thành phần là động từ đi kèm phụ từ, vị ngữ có thành phần là động từ phản thân,.... Mặc dù vậy việc phân chia vị ngữ thành hai loại: vị ngữ một thành phần và vị ngữ nhiều thành phần là phổ biến nhất. Có thể hiểu vị ngữ một thành phần có nghĩa là vị ngữ được cấu tạo bởi duy nhất một động từ, còn vị ngữ nhiều thành phần là vị ngữ được cấu tạo bởi nhiều thành phần đi kèm động từ như đại từ phản thân, tính từ, danh từ,… Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu vị ngữ tiếng Đức trong những quy tắc, lý thuyết liên
87 quan đến ngữ pháp và từ vựng. Bên cạnh vị ngữ thông thường, bài nghiên cứu còn chỉ ra quan đến ngữ pháp và từ vựng. Bên cạnh vị ngữ thông thường, bài nghiên cứu còn chỉ ra một số cụm danh từ, tính từ cũng có thể làm vị ngữ. Chúng thường đi kèm với một số động từ đặc trưng. Loại vị ngữ đặc biệt này được chia làm hai loại chính là vị ngữ quan hệ chủ ngữ và vị ngữ quan hệ tân ngữ. Về mặt chức năng, vị ngữ miêu tả trạng thái, hành động, quá trình.
Trong tiếng Việt, vị ngữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng (điển hình là vị ngữ khó có thể được lược bỏ), có vị trí đứng sau chủ ngữ và cung cấp ý nghĩa cho toàn câu. Theo tác giả Nguyễn Thị Ly Kha, vị ngữ biểu thị thành phần chính của câu, tương ứng với cái được thông báo. Về mặt ý nghĩa, vị ngữ diễn tả hành động, quá trình, trạng thái, tính chất hoặc quan hệ được nói ở chủ ngữ. Về mặt cấu trúc, vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ tự do hay cố định hoặc một tiểu cú. Trên phương diện bản chất từ loại, vị ngữ có thể do động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ, cụm giới từ đảm nhận. Trong câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, trừ trường hợp muốn nhấn mạnh thì vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ. Phân cách giữa chủ ngữ và vị ngữ là dấu gạch chéo. Vị ngữ được đặt trong mối quan hệ trực tiếp, chặt chẽ, qua lại và quy định lẫn nhau với chủ ngữ. Về mặt ngữ pháp cũng như theo phương diện ý nghĩa, so với chủ ngữ, vị ngữ đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Lý do là vị ngữ khó có thể được lược bỏ, vị ngữ quy định bản chất ngữ nghĩa và chi phối cấu trúc của cả câu. Một vấn đề được đưa ra nghiên cứu và thảo luận là là có phải động từ hay không. Một số nhà nghiên cứu cho rằng là đóng vai trò như động từ (vì có khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, nhớ, đừng,… như động từ) nhưng có những điểm phân biệt rõ với động từ như: là không có ý nghĩa từ vựng, phủ định của là là không phải, trong khi các động từ khác là không, là có thể được lược bỏ hoặc thay thế bằng hư từ. Vì những lý do này mà là chỉ nên được coi là hư từ, để kết nối chủ ngữ và vị ngữ.
Khác với tiếng Đức, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên không có biến đổi về mặt hình thái động từ. Vì thế mà việc xác định vị ngữ trong tiếng Việt cũng đơn giản hơn. Mặc dù hai ngôn ngữ nằm trong hệ thống ngôn ngữ khác nhau nhưng vị ngữ của chúng vẫn có những điểm chung. Việc tìm ra những điểm giống và khác giữa vị ngữ của hai ngôn ngữ sẽ giúp củng cố thêm kiến thức chuyên môn, đặc biệt là cho các sinh viên ngành ngôn ngữ. Việc hiểu được, nắm bắt được vị ngữ cũng chính là nền tảng để hiểu được cấu trúc câu, nắm được ý nghĩa, thông điệp mà câu muốn đem lại. Do hạn chế về tài liệu cũng như giới hạn thời gian, bài nghiên cứu cần được nghiên cứu kỹ và sâu thêm.
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ& TRẦN THỊ HUẾ - 14A1
Giáo viên hướng dẫn:Phan Thu Phương
88