PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH THÁI TRONG TIẾNG ĐỨC VÀ TIẾNG VIỆT – THỨC CỦA ĐỘNG TỪ

Một phần của tài liệu VĂN hóa đọc báo MẠNG TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 57 - 58)

ĐỨC VÀ TIẾNG VIỆT – THỨC CỦA ĐỘNG TỪ

 Đối tượng nghiên cứu

Trong tiếng Đức, tính tình thái được hiểu là mối liên hệ giữa sự bày tỏ của người nói đối với hiện thực và nội dung câu. Người ta có thể thể hiện những lớp nghĩa tình thái khác nhau nhờ vào các phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Xét về mặt cấu tạo hình thái của động từ, thức là phương tiện ngôn ngữ quan trọng nhất để thể hiện tính tình thái. Đối với việc học tiếng Đức, nhiều sinh viên thường xuyên mắc lỗi trong việc sử dụng động từ, đặc biệt là các lỗi trong việc áp dụng và sử dụng thức của động từ. Do đó, tôi lựa chọn chủ đề “Phương tiện để thể hiện tính tình thái trong tiếng Đức và tiếng Việt - Thức

của động từ“ làm đối tượng cho bài nghiên cứu khoa học này.

 Mục đích của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu này đặt ra các nhiệm vụ sau đây: tìm hiểu cách thể hiện tính tình thái trong tiếng Đức; phân tích một trong số những phương tiện để thể hiện tính tình thái - phạm trù thức trong tiếng Đức và tiếng Việt; phân tích cách sử dụng một trong số các dạng thức - thức giả định - trong những câu chuyện cổ tích Đức và Việt Nam; so sánh cách thể hiện tính tình thái thông qua thức giả định của hai ngôn ngữ trong lý thuyết và văn học. Mục đích của bài nghiên cứu là so sánh cách thể hiện tính tình thái thông qua phạm trù thức trong tiếng Đức và tiếng Việt. Những câu hỏi như: “Có những loại thức nào trong cả hai ngôn ngữ? Hệ thống phạm trù thức phân bố như thế nào?“ sẽ được giải đáp. Trên hết, bài nghiên cứu chỉ ra những điểm giống và khác nhau quan trọng nhất trong cách sử dụng và cấu tạo của những dạng thức này.

 Phương pháp nghiên cứu

Phép quy nạp, so sánh và phân tích là những phương pháp nghiên cứu chính trong nghiên cứu này. Về mặt lý thuyết, những kiến thức có sẵn, được công khai trong các tài liệu về chủ đề tính tình thái hoặc thức của động từ được tóm tắt lại. Trong phần này, phương pháp biện luận và quy nạp được sử dụng. Trong phần này, tôi nghiên cứu về những phương tiện để thể hiện tính tình thái và cách sử dụng các dạng thức trong tiếng Đức và tiếng Việt. Phần thứ hai của nghiên cứu, cụ thể là phần nghiên cứu thực nghiệm, được coi là hỗ trợ cho phần lý thuyết. Trong phần này, tôi tiến hành phân tích kĩ ngữ nghĩa. Tôi phân tích cách sử dụng một trong số các dạng thức của động từ - thức giả định

58 - trong những câu chuyện cổ tích của Đức và Việt Nam. Sau đó, tôi so sánh các dạng và - trong những câu chuyện cổ tích của Đức và Việt Nam. Sau đó, tôi so sánh các dạng và cách sử dụng của thức giả định trong những tác phẩm này với lý thuyết đưa ra ban đầu.

 Những kết quả đạt được

Về mặt lý thuyết, tôi đã giải thích những định nghĩa về tính tình thái cũng như những phương tiện để thể hiện tính tình thái. Tính tình thái có thể được thể hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau. Một trong số đó, xét về mặt hình thái học, chính là nhờ những dạng thức khác nhau của động từ. Bởi lí do đó, việc phân tích ba dạng thức đã được tiến hành. Tôi đã phân tích ba dạng thức này trong tiếng Đức và tiếng Việt dựa trên hình thức và cách sử dụng của chúng. Trong tiếng Đức có ba dạng thức của động từ: thức trần thuật, thức giả định và thức mệnh lệnh. Nhưng trong tiếng Việt lại không có thức của động từ. Tuy nhiên, điểm giống nhau giữa hai ngôn ngữ chính là những ý nghĩa trần thuật, giả định và mệnh lệnh vẫn được thể hiện trong tiếng Việt thông qua những từ chức năng hay ngữ điệu của câu. Điểm khác nhau được chỉ ra đó là: trong tiếng Đức, một động từ có thể thể hiện được những dạng thức khác nhau; tuy nhiên, động từ trong tiếng Việt lại không có chức năng này. Từ những kết quả thu được ở phần lý thuyết, phần nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành. Tôi đã phân tích cách sử dụng một trong số các dạng thức - thức giả định - trong những câu chuyện cổ tích Đức và Việt Nam. Từ đó, tôi đã so sánh được cách thể hiện tính tình thái thông qua thức giả định trong lý thuyết và văn học giữa hai ngôn ngữ. Điểm khác nhau trong tiếng Đức nằm ở việc tác giả sử dụng thức giả định II thay cho thức giả định I mặc dù vị trí đó về mặt lý thuyết phải sử dụng thức giả định I. Hay như trong tiếng Việt, chúng ta có những động từ tình thái mang ý nghĩa giống nhau. Điều này khiến người đọc cần hiểu một từ theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh từng câu.

NGUYỄN HÀ MY – 11E20

Giáo viên hướng dẫn: Th.SNgô Hà Thu

Khoa Sư phạm Tiếng Anh

Một phần của tài liệu VĂN hóa đọc báo MẠNG TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)