Thủ pháp hình tượng hóa hình ảnh để kí thác tư tưởng triết lý của nhà thơ trong thơ ca đã xuất hiện rất nhiều, trường phái thơ Mông Lung đã vận dụng một cách thành công các hình ảnh tưởng chường đơn thuần, nhỏ nhặt trong cuộc sống để làm nên cái độc đáo, mới lạ, cái đẹp riêng biệt của thơ Mông Lung mang đến diện mạo mới cho văn đàn thơ ca hiện đại.
Trong thơ ca truyền thống của Trung Quốc, sớm đã vận dụng những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao như “tùng, cúc, trúc, mai, ánh trăng, thuyền bến,...”để truyền tải nội tâm, cảm xúc tư tưởng của nhà thơ. Ngược dòng thời gian trở về giai đoạn triết học Tiên Tần đã bắt đầu hình thành những quan niệm về các hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi mà giới văn học Trung Quốc đến nay vẫn gọi là “意象”. Dưới sự ảnh hưởng của lý luận thơ ca truyền thống và thơ ca nước ngoài về “意象”, các trường phái thơ như Tân
30 Nguyệt, trừu tượng, hiện đại và Cửu Diệp đều đạt được những sự phát triển đáng kể trong Nguyệt, trừu tượng, hiện đại và Cửu Diệp đều đạt được những sự phát triển đáng kể trong việc vận dụng các 意象. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của trường phái thơ Mông Lung vào đầu những năm 80 đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn, nguyên tắc thống nhất của chủ nghĩa hiện thực bấy giờ, thông qua sử dụng các hình tượng nghệ thuật tưởng trừng như vụ vặt nhỏ nhặt mông lung, khó hiểu được hình tượng hóa trở lên vô cùng hàm xúc đã mang đến một diện mạo mới mẻ, một cuộc cách mạng mang ý nghĩa sâu sắc cho nền văn học Trung Quốc thời kì mới mà tiêu biểu là các nhà thơ như Thư Đình, Cố Thành, Bắc Đảo, Giang Hà,...Bài nghiên cứu thông qua các lý luận của giới văn thơ Trung Quốc đã nghiên cứu về
意象khái quát quá trình hình thành và phát triển của 意象 bắt đầu từ triết học Tiên Tần,
trải qua các thời kì Tam Quốc, Nam Bắc Triều, rồi đến thời Đường và cho đến nay thì lý luận về 意象 đã gần như hoàn chỉnh. Từ đó phân tích các bài thơ tiêu biểu có vận dụng
thủ pháp hình tượng hóa các 意象, để thấy được việc vận dụng một cách hình tượng các意象 đã biểu đạt một cách hàm xúc lí tưởng, tư tưởng sâu thẳm và tính triết lý qua từng câu chữ của nhà thơ. Tác giả dựa trên phương pháp so sánh, chỉ ra những đặc điểm khác biệt với cách vận dụng 意象 trong thơ ca truyền thống đó là tính mới mẻ, độc đáo,
tính trừu tượng thậm chí là mơ hồ, khó hiểu và cả những cái xấu xa khác lạ cũng được các nhà thơ vận dụng một cách tinh tế. Mỗi 意象được vận dụng trong thơ Mông Lung đều truyền tải được một hoặc nhiều nội dung tư tưởng ẩn chứa trong đó, mang đến cho người đọc không gian sáng tạo phát huy trí tưởng tượng để cảm nhận về tính hàm xúc đến khó hiểu của 意象. Đó cũng chính là nội dung cuối cùng mà bài nghiên cứu đề cập tới đó là bình luận đánh giá và cảm nhận dưới góc độ thẩm mỹ của bản thân.
Việc vận dụng các hình ảnh thơ được tượng trưng hóa “意象” trong thơ Mông Lung đã phá vỡ những lối ước lệ truyền thống trong việc nhân hóa các hình ảnh, “mặt trời” không còn là vầng dương tươi sáng rực rỡ tượng trưng cho khát vọng, nó đã chở thành máu, thành bóng đêm trong thơ Mông Lung mang đến cho người đọc những thẩm nhận cảm xúc thú vị về các hình tượng 意象 .
ĐỖ HOÀNG HIỆP & TRẦN THỊ THANH MINH – 14J4
Giáo viên hướng dẫn:Lê Thị Tình
Khoa NN&VH Phương Đông