CHÍNH VIỆT NAM SANG TIẾNG PHÁP
GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
Dịch là một kỹ năng, là quá trình tạo ra văn bản có cùng nghĩa và hiệu quả tương đương sang ngôn ngữ khác. Dịch không đơn giản là tương đương từng từ một mà quan trọng là phải truyền tải được ý tưởng của tác giả trong văn bản gốc.
Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc dịch các thuật ngữ hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội Việt Nam.
Tiếng Pháp là một trong năm ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam năm 2014, hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp Pháp, tuyển dụng hơn 34000 lao động.
Xuất phát từ Thông tư số 03/2009/TT-BNG ngày 9 tháng 7 năm 2009 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại, trong khi đó hiện nay chưa có hướng dẫn dịch tương đương sang tiếng Pháp.
Nghiên cứu nhằm hướng tới hai câu hỏi:
1- Việc đưa ra quy định chung hướng dẫn dịch các thuật ngữ hành chính có quan trọng không?
26 2- Làm thế nào để dịch đúng các thuật ngữ hành chính? 2- Làm thế nào để dịch đúng các thuật ngữ hành chính?
2. Giả thuyết nghiên cứu
1- Việc thống nhất cách dịch các thuật ngữ hành chính Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng.
2- Việc tìm kiếm tư liệu và xây dựng bảng thuật ngữ tương đương từ các văn bản hành chính sẽ giúp dịch chính xác các thuật ngữ này.
3. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên các thuật ngữ hệ thống các thuật ngữ trong thông tư số 03/2009/TT- BNG, tập trung vào phương pháp tìm tư liệu và xây dựng bảng tra cứu để cải thiện việc dịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và miêu tả. 5. Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu gồm ba chương: chương 1 cơ sở lý thuyết về dịch và phân biệt Dịch sư phạm với Dịch chuyên nghiệp; chương 2 tập trung phân tích những lỗi phổ biến của sinh viên năm ba trường ĐHNN – ĐHQGHN và chương 3 đề xuất phương pháp dịch các thuật ngữ hành chính.
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết A. Thế nào là “Dịch”?
B. Phân biệt Dịch sư phạm và Dịch chuyên nghiệp
Chương II: Những vấn đề tồn tại trong dịch thuật ngữ hành chính phổ biến của sinh viên năm thứ ba khoa NN&VH Pháp - ĐHNN- ĐHQGHN
Bản điều tra bao gồm một tài liệu dịch tiếng Việt và một hệ thống gồm bảy câu hỏi, hướng đến hai mươi sinh viên năm ba chuyên ngành Biên – phiên dịch tiếng Pháp.
Các vấn đề còn tồn tại: sinh viên không biết thuật ngữ và ý nghĩa của thuật ngữ; biết thuật ngữ nhưng không hiểu ý nghĩa và hiểu ý nghĩa nhưng không biết cách gọi tên chính xác.
Để chuẩn bị trước khi bắt đầu dịch một văn bản cụ thể, 40% sinh viên không tìm hiểu về chủ đề chung của văn bản. Khi gặp những thuật ngữ mới, 60% sinh viên chỉ sử dụng từ điển song ngữ, chỉ có 40% tìm hiểu qua các tài liệu, 65% sinh viên không tự lập các bảng thuật ngữ tương đương sau khi đã được chữa bài dịch. Chỉ có 20% sinh viên làm việc theo nhóm ngoài giờ học chính trên lớp và 50% cá nhân tự luyện tập.
27 Trước hết người dịch cần phải có những hiểu biết chung về đề tài trong văn bản, sau Trước hết người dịch cần phải có những hiểu biết chung về đề tài trong văn bản, sau đó đọc kỹ văn bản và tìm ra các thuật ngữ mới, sắp xếp vào bảng thuật ngữ tương đương. Để điền được bảng này, cần sử dụng công cụ Google hoặc các tài liệu chuyên ngành để tìm kiếm, nhưng cần lưu ý chỉ tham khảo những nguồn thông tin chính thống từ chính phủ.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã cho thấy phần nào những khó khăn trong thực hành nói của sinh viên năm thứ ba và chứng minh giả thuyết đặt ra ban đầu. Chúng tôi hi vọng bản nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các dịch giảvà từ đây, chúng tôi mong muốn thực hiện một nghiên cứu khác về Dịch các thuật ngữ pháp luật Việt-Pháp, Pháp-Việt.
LÊ VĂN HẬU – 12J5
Giáo viên hướng dẫn:Th.S Nguyễn Thúy Ngọc
Khoa NN&VH Phương Đông