C. Tổng kết lại vấn đề:
TRANG PHỤC TRUYỀNTHỐNG CỦA DÂN TỘC KHME RỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất tại Việt Nam, nổi tiếng với những đặc trưng văn hóa đa dạng, mang đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội, âm nhạc, các công trình kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh những lễ hội truyền thống đặc sắc, văn hóa Khmer còn nổi bật với nhiều đặc trưng khác mà không thể không nhắc tới là trang phục truyền thống. Với đề tài nghiên cứu “Trang phục truyền thống của dân tộc Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi hi vọng mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quát
nhất về văn hóa trang phục của dân tộc Khmer đồng thời cùng góp tiếng nói chung trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống trước nguy cơ lai hóa, “hiện đại hóa” làm mất đi những giá trị sơ khai ban đầu.
Đề tài được chia làm ba chương: chương1 nêu lên những yếu tố có ảnh hưởng đến trang phục truyền thống; chương 2 trình bày về đặc điểm của một số trang phục của người Khmer trong từng hoàn cảnh; chương 3 khẳng định lại giá trị lại của trang phụcđồng thời nêu lên thực trạng bảo tồn trang phục của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và gợi ý một số biện pháp bảo tồn.
Về chương một, chúng tôi đưa ra bốn yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trang phục của người dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là: yếu tố lịch sử, yếu tố vị trí địa lý, yếu tố văn hóa và tôn giáo. Trải qua tiến trình lịch sử hàng nghìn năm,trang phục của dân tộc Khmer có sự thay đổi và cách tân trong từng thời kì cùng với sự phát triển của phương thức dệt vài cũng như cách nhuộm. Để thích ứng với khí hậu nắng nóng, những bộ quần áo được thiết kế đơn giản, chất liệu vải mềm và mỏng, giúp người dân làm việc được dễ dàng và thuận tiện trong lao động sản xuất. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa, người dân Khmer bằng sự khéo léo và đam mê nghệ thuật của mình, họ đã kế thừa và phát triển những nền văn hóa cổ rực rỡ, tạo bản sắc văn hóa Khmer đặc sắc trên nhiều phương diện nghệ thuật cũng như trang phục truyền thống.
Qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp tài liệu trong giáo trình và các bài nghiên cứu về Khmer của các tác giả khác, chúng tôi đưa ra những nét đặc trưng tiêu biểu trên trang phục của người Khmer, từ đó người đọc có thể nhận biết được sự khác nhau trong trang phục của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hay trang phục người Khmer ở các vùng khác. Trang phục truyền thống của người Khmer rất đa dạng, được phân chia rõ ràng giữa trang phục nam và nữ, và tùy thuộc vào hoàn cảnh khác nhau mà người Khmer sẽ vận trên mình những bộ trang phục phù hợp. Khi lao động họ thường mặc quần cụt, đặc biệt là đàn ông, đàn bà đều quấn chiếc khăn rằn trên đầu hoặc vắt trên vai. Ở chương hai, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những đặc sắc trang phục của người dân Khmer trong từng hoàn cảnh: đời sống thường ngày; trang phục cô dâu chú rể; trang phục lễ hội; trang
73 phục đi chùa. Với những hoa văn, họa tiết thật duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ, mỗi bộ phục đi chùa. Với những hoa văn, họa tiết thật duyên dáng, đầy tính thẩm mỹ, mỗi bộ trang phục Khmer đều có những nét đẹp rất riêng, không dễ lẫn với các dân tộc khác. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, trang phục truyền thống của dân tộc Khmer còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa đặc trưng. Các loại trang phục truyền thống của người Khmer nói chung vừa kín đáo, trang trọng vừa xinh đẹp, biểu lộ được sắc thái đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người Khmer ăn mặc không khác gì người Việt, người Hoa, trang phục truyền thống hiện nay chỉ được sử dụng trong các lễ cưới, lễ hội,… từ những gia đình Khmer còn giữ nếp cũ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình cộng cư lâu đời với các dân tộc anh em khác, ngoài ra do ảnh hưởng của kinh tế thị trường làm mai một nguyên liệu, thuốc nhuộm khiến cho nghề dệt truyền thống đang dần thất lạc. Đứng trước thực trạng này, chúng tôi xin được kiến nghị một số giải pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn các giá trị truyền thống có thể thành công, ý thức của người dân là yếu tố quyết định. Bởi vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục cần được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là đối với đối tượng là các bạn trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về văn hóa của người Khmer, tuy nhiên dưới góc độ sinh viên, chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích về đặc trưng văn hóa Khmer dưới góc độ tìm hiểu trang phục truyền thống của tộc người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
TRẦN THỊ MINH QUÝ – 11F3
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Dương Thị Giang
Khoa NN&VH Pháp