TIỂU THUYẾT ĐỨC VÀ VIỆT NAM
1. Đối tượng nghiên cứu: hai tác phẩm văn học: ``Eine mächtige Liebe´´ của tác giả Christine Nöstlinger và ``Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ´´ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong hai tác phẩm văn học của Đức và Việt Nam, qua đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách giáo dục con của người Đức và người Việt trong truyện.
3. Phương pháp nghiên cứu: diễn dịch 4. Các kết quả nghiên cứu
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong truyện tiểu thuyết Đức đặc biệt gần gũi và thân thiết. Trong hầu hết các trường hợp cha mẹ thường đối xử với con cái như những người bạn thân thiết của mình. Ta có thể thấy trong tác phẩm ``Eine mächtige Liebe´´ của Christine Nöstlinger rất nhiều chi tiết cho thấy cha mẹ đặc biệt quan tâm đến đời sống
38 tinh thần của con mình, hi vọng đem lại cho con niềm vui và một cuộc sống tốt đẹp. Chỉ tinh thần của con mình, hi vọng đem lại cho con niềm vui và một cuộc sống tốt đẹp. Chỉ trong một vài trường hợp họ mới to tiếng nặng lời với con. Đó là khi con họ quá cứng đầu hoặc khi họ mất bình tĩnh.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong truyện tiểu thuyết Việt Nam khá xa cách. Cha mẹ thường hay ra lệnh cho con cái phải làm theo ý muốn của họ. Nếu con không làm theo, họ lập tức nổi giận và la mắng chúng. Cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Việt Nam cũng không chịu khó lắng nghe con, mà chỉ đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh bắt con phải thực hiện. Vì vậy nên ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong truyện Việt Nam ``Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ´´ xa cách hơn nhiều so với trong truyện Đức ``Eine mächtige Liebe´´.
Điểm tương đồng trong cách giáo dục của cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Đức vàViệt Nam: Cách giáo dục con cái của cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Đức và Việt Nam đều nghiêm khắc. Người cha thường có thể dọa đánh con mình trong trường hợp họ mất bình tĩnh. Điều đó có nghĩa là, trong truyện tiểu thuyết Đức và Việt Nam cha mẹ đều có thể có hành vi bạo lực đối với con trong quá trình giáo dục.
Điểm khác biệt trong cách giáo dục của cha mẹ trong văn học Đức và Việt Nam: + Cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Đức không bao giờ ra lệnh ép buộc con cái phải làm theo những gì họ muốn, và họ không để ý nhiều tới những việc nhỏ nhặt của con cái. Trong khi đó cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Việt Nam rất thường xuyên ra lệnh con cái và giám sát con rất cẩn thận. Họ thường kiểm soát con từ những việc nhỏ nhất như: mấy giờ con phải học bài, phải đi ngủ, phải ăn cơm,... Đó cũng chính là lí do những đứa trẻ cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán.
+ Cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Đức chịu khó lắng nghe con cái thường xuyên để hiểu con hơn. Ngược lại, cha mẹ trong truyện tiểu thuyết Việt Nam không hề lắng nghe những gì con mình nói, mà chỉ thường xuyên ra lệnh cho con, bắt con làm theo ý mình, con phải làm những gì và con không được phép làm những gì. Ngoài ra trong truyện tiểu thuyết Việt Nam trẻ con không được phép tranh cãi với cha mẹ về bất cứ vấn đề gì. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng không được bày tỏ quan điểm, suy nghĩ thật sự của mình cho cha mẹ biết.
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN – 12E6
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Bích Ngọc
39