C. Tổng kết lại vấn đề:
THÀNH NGỮ SO SÁNH CÓ HÌNH ẢNH CON VẬT TRONG TIẾNG ĐỨC (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT)
TIẾNG ĐỨC (SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT)
Thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật vô cùng phong phú và đều chiếm một tỷ lệ khá lớn trong kho tàng thành ngữ tiếng Đức và tiếng Việt. Chính vì vai trò quan trọng và sự đa dạng của những thành ngữ này trong cả hai ngôn ngữ nên tôi đã chọn thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học của mình.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là chỉ ra những đặc điểm quan trọng của thành ngữ cũng như thành ngữ so sánh và giới thiệu cho người đọc ý nghĩa của những câu thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và so sánh tần số xuất hiện của các con vật trong các thành ngữ so sánh dựa trên số lượng các thành ngữ, sắc thái biểu cảm cũng như hình ảnh biểu trưng của các con vật, để rút ra được sự giống và khác nhau của hai ngôn ngữ, rộng hơn là hai nền văn hóa.
Bài nghiên cứu khoa học được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trước hết là phương pháp quy nạp. Bên cạnh đó, phân tích và so sánh cũng là hai phương pháp quan trọng của bài.
Sau khi nghiên cứu, kết quả của bài nghiên cứu khoa học được tổng hợp như sau: Về phần lý thuyết, bài viết đã giới thiệu được những đặc điểm cơ bản của thành ngữ cũng như thành ngữ so sánh. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu khoa học này còn mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát về thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật trong tiếng Đức và tiếng Việt trên các phương diện như số lượng, cấu trúc, tần suất của các con vật. Về phần thực hành, bài nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu và thống kế trên 139 thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật trong tiếng Đức và 102 thành ngữ so sánh có hình ảnh con vật trong tiếng Việt với sáu con vật nuôi tiêu biểu là: chó, mèo, trâu, bò, lợn và ngựa. Bài viết tập trung vào tìm hiểu ý nghĩa của các con vật trong từng ngôn ngữ, sau đó so sánh để tìm ra điểm giống và khác nhau của từng con vật trong hai ngôn ngữ và đưa ra lý do giải thích cho sự giống và khác nhau đó. Bên cạnh việc tìm và phân tích ý nghĩa, bài nghiên cứu khoa học cũng phân chia các nghĩa mà con vật biểu thị theo ba sắc thái (tích cực – trung tính – tiêu cực). Qua nghiên cứu tại phần thực hành, bài nghiên cứu khoa học đã nêu ra được các điểm sau: (1) Tần số xuất hiện của các con vật trong thành ngữ và ở hai ngôn ngữ là khác nhau. Có những con vật được xuất hiện trong nhiều thành ngữ so sánh nhưng có những con vật lại được xuất hiện ít, có những con vật xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ này nhưng lại xuất hiện ít trong ngôn ngữ kia (điển hình là hình ảnh con trâu: xuất hiện nhiều trong thành ngữ tiếng Việt nhưng trong tiếng Đức chỉ có duy nhất một câu thành ngữ so sánh có hình ảnh con trâu); (2) Hầu hết các tính cách của con người đều được phác họa qua hình ảnh, hành động, tính cách của con vật trong thành ngữ so sánh; (3) Sắc thái biểu cảm của các con vật ở cả hai ngôn ngữ về cơ bản là tiêu cực và
66 điều này không phụ thuộc vào tình cảm của con người, mặc dù chúng có thể là những con điều này không phụ thuộc vào tình cảm của con người, mặc dù chúng có thể là những con vật nuôi được yêu quý (trừ con ngựa ở cả hai ngôn ngữ đều thể hiện nhiều sắc thái tích cực hơn tiêu cực); (4) Có những cặp con vật thường hay xuất hiện cùng nhau trong các thành ngữ so sánh và nếu xuất hiện cùng nhau thì chúng thường biểu thị ý nghĩa và sắc thái tiêu cực: chó - mèo, trâu - bò, mèo - chuột, trâu – ngựa,... Từ những điều rút ra phía trên, bài đã lý giải và rút ra được giống khác nhau về ngôn ngữ cũng chính là sự giống, khác nhau về văn hóa mỗi dân tộc. Sở dĩ sắc thái biểu cảm hay nghĩa ý nghĩa của các con vật có sự khác nhau như vậy chính là do sự khác nhau về văn hóa, xuất phát từ sự giống nhau và khác nhau về địa lý, lịch sử dân tộc và điều kiện phát triển của từng quốc gia. Ví dụ, trong văn hóa Đức, con vật biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, khỏe mạnh là con ngựa, trong khi đó người Việt Nam lại coi con trâu mới là con vật chăm chỉ, lam lũ, con trâu là đầu cơ nghiệp.
NGUYỄN THỊ OANH & TẠ THỊ KHÁNH HUYỀN – 12K2 & 11K1
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Yến
Khoa NN&VH Hàn Quốc