1. Lý do chọn đề tài
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, sinh viên cần có một ngôn ngữ nguồn mang những đủ những đặc điểm cần thiết để so sánh, đối chiếu khiến việc học ngoại ngữ trở nên thuận lợi hơn.
63 - Nhiều phần mềm ra đời, dễ dàng ứng dụng trong quá trình học tập, thỏa mãn nhu cầu - Nhiều phần mềm ra đời, dễ dàng ứng dụng trong quá trình học tập, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận kiến thức của sinh viên dễ dàng hơn.
2. Mục đích và ý nghĩa của báo cáo khoa học a. Mục đích
- Sử dụng phần mềm Praat để phân tích nguyên âm đơn trong tiếng Việt nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên hình dung được, quan sát được rõ những khác biệt nhỏ nhất, những kiến thức trừu tượng, khó hiểu về ngôn ngữ không chỉ trong môn “Nhập môn Việt ngữ học” mà con cả trong việc học phát âm khi học ngoại ngữ.
- Việc sử dụng phần mềm này còn giúp cho các bạn sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu về tiếng Việt, có cái nhìn trực quan về tiếng mẹ đẻ.
b. Ý nghĩa
- Như đã nói ở trên, việc sử dụng phần mềm Praat giúp các bạn sinh viên có nền tảng vững chắc về tiếng mẹ đẻ. Trên cơ sở đó, ta có thể liên hệ, so sánh những đặc điểm giống và khác nhau, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn, không còn đơn thuần là lý thuyết khô khan, mơ hồ.
- Phần mềm này cũng phục vụ giảng viên trong quá trình giảng dạy, không chỉ với sinh viên trong nước mà còn với sinh viên nước ngoài. Nhờ đó, các sinh viên nhận ra sự khác biệt cơ bản giữa các âm làm giảm đi sự sai sót, nhầm lẫn khi nói, làm bài tập.
- Các nguyên âm trong tiếng Việt khi phát âm sẽ tương đối giống nhau nên thông qua bài viết này, chúng tôi cũng muốn so sánh, chỉ ra cách phát âm các nguyên âm này sao cho đúng. Thay vì việc sử dụng hình thang nguyên âm quốc tế thì phương pháp này thực tế và mang tính thực tiễn cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống nguyên âm đơn tiếng Việt và tiếng Anh. 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp ngữ âm học thực nghiệm.
B. Nội dung
1. Giới thiệu về Praat - Tổng quan về Praat.
- Sơ lược về cách làm việc của Praat.
- Sử dụng Formant trong Praat như thế nào và áp dụng vào miêu tả nguyên âm. 2. Khảo sát định tính và khảo sát định lượng hệ thống nguyên âm đơn Tiếng Việt: a. Khảo sát định tính
64 - Phương pháp “truyền thống” để phân tích nguyên âm: Sử dụng hình thang nguyên âm - Phương pháp “truyền thống” để phân tích nguyên âm: Sử dụng hình thang nguyên âm quốc tế (trong phần này: minh họa hình thang nguyên âm quốc tế, bảng phân tích từng nguyên âm đơn theo hình thang nguyên âm quốc tế)
- Hạn chế của phương pháp này. b. Khảo sát định lượng
- Sử dụng các hình ảnh, dữ liệu từ Praat để so sánh, đối chiếu các cặp nguyên âm đơn. Chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa các âm này và cho thấy ưu điểm vượt trội của Praat so với việc sử dụng hình thang nguyên âm quốc tế đơn thuần.
- Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ khảo sát và miêu tả cụ thể các nguyên âm đơn của tiếng Việt trên ba formant chính là f0, f1, f2. Baformant này sẽ giúp chúng tôi hình dung cụ thể hơn về nguyên âm Tiếng Việt so với cách miêu tả dựa trên ba tiêu chí miêu tả nguyên âm "truyền thống".
- Mười một nguyên âm đơn của tiếng Việt: i, e, ê, u, ư, o, ô, ơ, a, ă, â.
- Chia làm ba nhóm nguyên âm mang một số đặc điểm giống nhau để chỉ ra sự khác biệt khi sử dụng Praat để phân tích.
+ Nhóm nguyên âm hàng trước, không tròn môi: i, ê, e (Chỉ ra sự khác nhau về độ mở miệng)
+ Nhóm nguyên âm hàng sau, không tròn môi: ư, ơ, â, a, ă (Chỉ ra sự khác nhau về độ mở miệng; Phân biệt cặp nguyên âm ơ và â; Phân biệt cặp nguyên âm a và ă)
+ Nhóm nguyên âm hàng sau, tròn môi: u, ô, o (Chỉ ra sự khác nhau về độ mở miệng) + Chọn ra hai nguyên âm bất kỳ để so sánh sự khác nhau ở cả f1, f2 và f3.
- Trong quá trình miêu tả các nguyên âm, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu với một vài nguyên âm đơn trong tiếng Anh. Cụ thể: “i ngắn” và “i dài” so với âm “i” trong tiếng Việt; “e bẹt” với “a” và “e” trong tiếng Việt; “u ngắn” và “u dài” với “u” trong tiếng Việt.