ĐHNN, ĐHQGHN
Với nhu cầu ngày càng tăng cho một lực lượng lao động đạt tiêu chuẩn thì giáo dục bậc đại học ở Việt Nam cần những phát kiến để có thể trang bị cho sinh viên với những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Để đạt được điều này, chương trình đào tạo CLC (Chất lượng cao) tại khoa Sư phạm Tiếng Anh (SPTA), trường Đại học Ngoại Ngữ (ĐHNN) đã thiết được những môn học và các dự án khác nhau giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện, một trong số đó chính là dự án Scrapbook trong môn học Critical Reading 1 (Đọc phản biện 1) trong chương trình cho sinh viên năm hai. Là tiền thân của môn học, những người nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề xuyên suốt quá trình làm dự án này. Vì thế, sẽ có khả năng quá trình xây dựng Scrapbook của sinh viên năm hai chương trình CLC năm học 2014 - 2015 gặp một số khó khăn. Những người nghiên cứu tin rằng sự hiệu quả của dự án Scrapbook có thể được nâng cao lên rất nhiều khi đã có thể tìm ra và xử lỹ những chướng ngại và khó khăn. Đó cũng là lí do dẫn đến nghiên cứu khoa học này. Dựa trên hai động cơ đã được nêu sẵn, mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: (1) điều tra các khó khăn mà sinh viên CLC năm thứ hai hay gặp phải khi làm các dự án Scrapbook và (2) đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn này. Giới hạn của nghiên cứu được gói gọn trong dự án Critical Reading Scrapbook 1 được thực hiện bởi các sinh viên CLC trong kì học đầu tiên của năm thứ 2 tại trường ĐHNN, ĐHQGHN.
Chương hai của nghiên cứu mô tả ngắn gọn phương pháp nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu này, phương pháp hỗn hợp – kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng – đã được sử dụng, với điều kiện nó sẽ mang lại nhiều ưu điểm cho người nghiên cứu trong việc thu thập dữ liệu đồng thời giới hạn các khuyết điểm của việc sử dụng một phương pháp đơn lẻ. Nghiên cứu được thực hiện trên sự tham gia của 58 sinh viên và ba giáo viên của chương trình CLC, khoa SPTA trường ĐHNN. Ba nhóm tham gia trong nghiên cứu được đánh dấu thành A, B và C bao gồm lần lượt một giáo viên với 16 trong số 20 sinh viên, một giáo viên với 20 trong số 21
55 sinh viên, và một giáo viên với 22 trong số 25 sinh viên. Tất cả sinh viên đều đang theo sinh viên, và một giáo viên với 22 trong số 25 sinh viên. Tất cả sinh viên đều đang theo học chương trình CLC năm thứ hai, và trình độ tiếng Anh của họ rơi vào khoảng B2+ đến C1-. Tất cả các giáo viên của ba nhóm này đều đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Sư phạm. Giáo viên trong nhóm A đã có bốn năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Critical reading (cụ thể, hai năm dạy môn thử nghiệm và hai năm dạy chính thức), giáo viên trong nhóm C có 2 năm kinh nghiệm, và giáo viên còn lại đang giảng dạy môn này lần đầu tiên. Để thu thập quantitative data, tác giả của nghiên cứu đã thiết kế một survey liên quan đến những khó khăn trong việc xây dựng Scrapbook. Nó được chia ra làm hai phần tương ứng với hai giai đoạn trong quá trình hoàn thiện cuốn scrapbook: Trước và trong khi xây dựng một entry scrapbook.
Kết quả cho thấy sinh viên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong mọi giai đoạn của dự án “scrapbook”, từ việc hiểu lý thuyết trước khi tiến hành cho tới việc sửa đổi hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Những thử thách này bắt nguồn từ cả ba yếu tố: bản thân sinh viên, hướng dẫn của giáo viên và chương trình của khóa học, dẫn đến cần có sự cân nhắc lại cũng như thay đổi toàn diện để cải thiện tình hình. Dựa trên những kết quả tìm được, nhóm nghiên cứu sinh cũng đã đưa ra một số giải pháp dành cho các thử thách sinh viên gặp phải trong dự án Scrapbook. Các giải pháp này được chia thành bốn nhóm: khuyến nghị dành cho syllabus, khuyến nghị cho các giáo viên, khuyến nghị cho trường đại học và khuyến nghị cho các sinh viên. Đầu tiên, về chương trình học, nên cần có một vài sự thay đổi trong sách môn học, các tài liệu bổ trợ cũng như giới hạn số từ. Thứ hai, giáo viên nên cụ thể hơn khi đưa ra các hướng dẫn cho sinh viên, tự đánh giá bản thân đồng thời đưa ra những chỉ dẫn thích hợp giúp ý thức của sinh viên nói chung với dự án trở nên tốt hơn. Hơn nữa, phía trường đại học cũng nên đóng góp vào việc giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng tư duy phê phán thông qua việc cấu trúc lại chương trình đào tạo tập trung vào kĩ năng này hơn. Cuối cùng, sinh viên cần lập thói quen đọc nhiều và kĩ hơn, vận dụng các chiến thuật học tập đúng đắn, loại trừ các hành vi thiếu trách nhiệm và trở nên năng động trong học tập của bản thân hơn.
NGUYỄN THỊ NGUYỆTMINHvà nhóm – 11E1
Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Hải Hà
Khoa Sư phạm Tiếng Anh