NGHĨA TRANH ĐÔNG HỒ

Một phần của tài liệu VĂN hóa đọc báo MẠNG TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 32 - 36)

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

- Tranh Đông Hồ đang đối mặt với nguy cơ mai một và cần được bảo vệ khẩn cấp.

- Tranh Đông Hồ đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo tồn khẩn cấp.

II. Phạm vi và mục đích nghiên cứu II.1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu ý nghĩa các bức tranh Đông Hồ. II.2. Mục đích nghiên cứu

III. Câu hỏi, giả thiết và phương pháp nghiên cứu III.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Ý nghĩa các bức tranh Đông Hồ là gì? - Làm thế nào để bảo tồn tranh Đông Hồ? III.2.Giả thiết

- Mỗi bức tranh Đông Hồ đều có ý nghĩa riêng. - Tranh Đông Hồ có thể được bảo tồn và phát triển.

33 III.3. Phương pháp nghiên cứu III.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TRANH ĐÔNG HỒ

III.1. Nguồn gốc tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ. III.2. Chủ đề chính

Tranh Đông Hồ có bảy loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh châm biếm, tranh cảnh vật và tranh sinh hoạt.

CHƯƠNG II. Ý NGHĨA TRANH ĐÔNG HỒ

II.1. Tranh thờ II.1.1. Tứ linh

Tứ linh bao gồm long, lân, quy, phượng, đại diện cho sức mạnh và sự hòa hợp của vũ trụ.

II.1.2. Thần tài

Thần tài trông coi tiền tài, của cải nên được thờ phụng khá phổ biến ở Việt Nam. II.2. Tranh chúc tụng

II.2.1. Vinh hoa – Phú quý

Tranh vẽ em bé bụ bẫm ôm gà (dành cho bé trai, gà tượng trưng cho đức tính người quân tử), ôm vịt (dành cho bé gái, vịt tượng trưng cho sự dịu dàng, đẻ nhiều).

II.2.2. Cá chép trông trăng

Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện nhưng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh đẹp đẽ. Con cá chép biểu tượng cho sự nỗ lực lại tìm ảo ảnh đã đem đến thông điệp rằng trong cuộc sống phải hướng tới những giá trị đích thực.

II.3. Tranh lịch sử II.3.1. Thánh Gióng

Bức tranh tái hiện hình ảnh Thánh Gióng đang nhổ tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. II.3.2. Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng cưỡi voi, tay cầm kiếm, quân ta khí thế hào hùng, đánh đuổi kẻ địch đang hốt hoảng chạy chốn.

II.4. Tranh truyện II.4.1. Thạch Sanh

Những nghệ nhân làng Đông Hồ đã khắc họa nhiều chi tiết, khoảng khắc quan trọng trong câu truyện này như Thạch Sanh đánh xà tinh, Thạch Sanh gặp công chúa, Thạch Sanh bắn đại bàng và Thạch Sanh, công chúa đoàn viên.

34 II.4.2. Truyện Kiều II.4.2. Truyện Kiều

Truyện Kiều đã được tái hiện qua bộ tranh tứ bình liên hoàn kể về cuộc đời của người con gái tài sắc nhưng lắm chuân chuyên - Vương Thúy Kiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.5. Tranh châm biếm II.5.1. Đám cưới chuột

Con chuột là hình ảnh của những người nông dân trong xã hội cũ. Con mèo to béo mặt hướng về hướng Bắc là hình ảnh ẩn dụ cho thế lực phong kiến phương Bắc hay những tên tham quan.

II.5.2. Đánh ghen

Tranh lên án chế độ đa thê, ngoại tình. Hình ảnh vừa mang tính hài hước, châm biếm vừa mang dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực qua những đường nét cơ thể của nhân vật. II.6. Tranh cảnh vật

II.6.1.Tứ quý

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh bốn mùa. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật.

II.6.2. Chùa Hương

Bức tranh tái hiện lại khung cảnh trang nghiêm, thành kính của chùa Hương. II.7. Tranh sinh hoạt

II.7.1. Hứng dừa

Tranh Hứng dừa là một gia đình hạnh phúc. Người chồng trèo cây hái dừa thể hiện vai trò trụ cột trong gia đình, người vợ dùng váy (thể hiện sự nâng niu), hai đứa trẻ thì ôm chặt gốc dừa (bảo vệ gốc rễ gia đình).

VI.7.2. Hội đu

Bức tranh khắc họa hai trò chơi là đánh đu và bắt trạch trong chum, mang đậm nét văn hóa phồn thực của cư dân nông nghiệp.

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG TRANH LÀNG ĐÔNG HỒ VÀ BẢO TỒN TRANH ĐÔNG HỒ ĐÔNG HỒ

III.1. Thực trạng làng tranh Đông Hồ

Hiện nay chỉ còn hai gia đình tiếp tục làm tranh Đông Hồ, dòng tranh này cũng dần vắng bóng trong đời sống người Việt. Tranh Đông Hồ đang đối mặt với nguy cơ mai một. III.2. Bảo tồn tranh Đông Hồ

- Ban hành các chính sách, chương trình bảo tồn tranh Đông Hồ.

- Tăng cường nghiên cứu, triển lãm, bảo tồn, phục chế tranh và khuôn in. - Giúp đỡ người dân làng Đông Hồ trong sản xuất và quảng bá sản phẩm.

35

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Trong bối cảnh mới hiện nay, tranh Đông Hồ đang phải đối mặt với nhiều thách thức nên nghiên cứu này hướng đến mục tiêu bảo tồn một nét văn hóa đẹp của dân tộc.

NGUYỄN THỊ HUẾ & PHẠM THỊ QUỲNH – 12R2

Giáo viên hướng dẫn: TSK. Lê Đức Thụ

Khoa NN&VH Nga

TÌNH YÊU TRONG THƠ A.PUSKIN

A.Puskin (1799-1837) sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Nga. Ngay từ nhỏ, A.Puskin đã sớm tiếp xúc với nền văn học thế giới. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, có những lúc tưởng chừng như ngã quỵ nhưng tất cả không đánh gục được ý chí trong người tài ba này. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời dù hạnh phúc hay khổ đau đều được ông lưu lại trên những con chữ. Ông để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết, truyện cổ tích nổi tiếng, trong đó thơ được xem như có cùng lá số tử vi với thi sĩ.

Belinxki từng đánh giá: “Puskin là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời văn minh nhân loại...Không những là nhà thơ vĩ đại của thời đại mình mà là nhà thơ vĩ đại của tất cả các dân tộc và tất cả các thế kỷ, là thiên tài của Châu Âu, là vinh quang của toàn trái đất”. Thơ của ông viết về nhiều mảng đề tài: tự do, viết về con người trong đó, mảng thơ tình yêu của ông đã đi vào bất tử.

Thơ A.Puskin như có mật ngọt để hút hồn bạn đọc, đặc biệt là thơ tình của ông. Nếu như tài năng đưa ông đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác thì tình yêu nhanh chóng đưa tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Thơ tình yêu của A.Puskin luôn làm cho người đọc nhận thức khi yêu phải yêu cao đẹp, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu. Những bài thơ của A.Puskin luôn phủ định tình yêu giả dối, ích kỉ vụ lợi hay suy tính, tiền bạc. Vì lí do đó chúng em chọn chủ đề “Tình yêu trong thơ A.Puskin” để thực hiện bài nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu gồm phần mở đầu, phần nội dung (hai chương), phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1 là một số vấn đề chung chúng em trình bày sơ lược về tiểu sử A.Puskin và thơ tình yêu của ông.

Chương 2 là phần trọng tâm gồm năm nội dung nhỏ: Quan niệm về tình yêu của A.Puskin, Những cung bậc tình yêu trong thơ tình A.Puskin, Tính triết lý tình yêu trong thơ tình A.Puskin, Tình yêu trong thơ A.Puskin bị ảnh hưởng bởi chính đời sống tình cảm của tác giả, Dịch thơ tình A.Puskin là niềm vui của nhiều độc giả.

Hoàn tất bài nghiên cứu, chúng em thấy mình biết thêm nhiều điều thú vị và bổ ích về A.Puskin, về thơ ca của xứ sở bạch dương. Quả thật không phải ngẫu nhiên mà người ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36 gọi ông là “mặt trời thi ca Nga”. Chúng em hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp các bạn gọi ông là “mặt trời thi ca Nga”. Chúng em hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp các bạn học tiếng Nga, yêu thích tiếng Nga có thêm động lực, thêm tình yêu với nền thơ ca Nga, với tiếng Nga, con người Nga.

ĐÀO THỊ DIỄM HƯƠNG & TRẦN THỊ PHƯƠNG – 11E5

Giáo viên hướng dẫn:Th.S Tạ Nhật Ánh

Bộ môn tâm lý – Giáo dục

Một phần của tài liệu VĂN hóa đọc báo MẠNG TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 32 - 36)