Đặc điểm chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng balo, túi sách sang hoa kỳ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bình thạnh (gilimex) (Trang 64 - 66)

5. Bố cục đề tài

2.1.3. Đặc điểm chính trị, pháp luật

Về chính trị

Hoa Kỳ là một nƣớc cộng hoà liên bang gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ

ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng. Chính phủ bao gồm tổng thống và phó

tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm. Nội các gồm các bộ trƣởng hoặc chức vụ tƣơng đƣơng do tổng thống bổ nhiệm và thƣợng viện phê chuẩn.

Nhà nƣớc liên bang quản lý ngoại thƣơng và thu thuế xuất nhập khẩu, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lập pháp tối cao ở Hoa Kỳ đƣợc quốc hội thực hiện thông qua hai viện: thƣợng viện và hạ nghị viện. Chủ tịch hạ nghị viện sẽ do các nghị sĩ bầu ra, còn chủ tịch thƣợng nghị viện sẽ do phó tổng thống đảm nhiệm mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc thảo luận của cơ quan này.

Hệ thống luật pháp của Mỹ đƣợc phân chia thành hai cấp chính phủ: các bang và trung ƣơng. Tuy các bang là những đơn vị hình thành nên một hệ thống quốc gia thống nhất, nhƣng các bang cũng có những quyền khá rộng rãi và đầy đủ. Các bang tự tổ chức chính phủ bang, chính quyền địa phƣơng của mình và đƣa ra các nguyên tắc để hệ thống này hoạt động. Các bang thực hiện điều chỉnh thƣơng mại của bang, thiết lập ngân hàng... cùng với chính phủ trung ƣơng. Toà án của bang có quyền phán xét các cá nhân và trừng trị tội phạm.

Trên lãnh thổ mỗi bang tại Hoa Kỳ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của bang với các tổ chức chính quyền và toà án nhằm thực hiện luật pháp của bang và chính quyền trung ƣơng với các tổ chức chính quyền và toà án thi hành luật pháp của liên bang. Nhà nƣớc có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lƣờng, cấp chứng nhận bản quyền, bằng phát minh, điều chỉnh thƣơng mại giữa các bang với các nƣớc...

Trang | 50

SVTH. Nguyễn Thị Bích Thảo

đồng thời cùng với chính quyền các bang đƣa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng...

Để hiến pháp có hiệu lực, quốc hội đã tạo ra một hệ thống toà án hoàn chỉnh, chánh án toà án thuộc hệ thống pháp quyết của tổng thống bổ nhiệm. Để hệ thống toà án liên bang và toà án Bang thực hiện tốt quyền phán quyết trên cùng một lãnh thổ, một hệ thống nguyên tắc đã đƣợc thiết lập. Theo đó, những vấn đề thuộc hiến pháp, luật pháp của liên bang sẽ đƣợc toà án tối cao Hoa Kỳ xem xét cuối cùng, việc vi phạm luật lệ của bang sẽ do toà án của bang xét xử.

Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng là Hoa Kỳ thƣờng hay sử dụng chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế để đạt đƣợc mục đích của mình.

Về luật pháp

Luật pháp Hoa Kỳ rất phức tạp và là rào cản của bất cứ thƣơng nhân nƣớc ngoài nào muốn thâm nhập vào thị trƣờng này. Luật pháp đƣợc xem là một vũ khí thƣơng mại lợi hại của Hoa Kỳ.

Các nguồn luật cơ bản điều chỉnh hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bảo vệ ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lƣợng, định hƣớng cho các hoạt động buôn bán, quy định về sự bảo trợ của chính phủ với các chƣớng ngại kỹ thuật và các hình thức bán phá giá, trợ giá, các biện pháp trừng phạt thƣơng mại.

Về luật thuế, danh bạ thuế quan thống nhất HTS và chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập GSP là hai nguồn thuế quan trọng đáng chú ý với các quốc gia muốn xâm nhập vào thị trƣờng này. Trong đó, GSP rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nội dung chính của chế độ ƣu đãi thuế quan phổ cập GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ƣu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển đƣợc Hoa Kỳ chấp thuận cho hƣởng GSP. Đây là hệ thống ƣu đãi của GSP thậm chí còn thấp hơn mức thuế ƣu đãi tối huệ quốc

Trang | 51

SVTH. Nguyễn Thị Bích Thảo

MFN-là chế độ ƣu đãi với điều kiện có đi có lại giữa các nƣớc thành viên WTO, các nƣớc có hiệp định song phƣơng với Mỹ.

Về hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đƣợc áp dụng thuế suất theo biểu quan Hoa Kỳ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nƣớc không đƣợc hƣởng quy chế tối huệ quốc. Sự khác biệt giữa hai cột thuế suất này thông thƣờng là từ 2-5 lần. Cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế của hải quan Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu căn cứ theo hiệp định về cách tính trị giá tính thuế của hải quan trong hiệp định WTO và luật về các hiệp định thƣơng mại năm 1979. Phí thủ tục hải quan đƣợc quy định trong luật hải quan và thƣơng mại năm 1990. Ngoài ra, còn cần phải chú ý các quy định khác của hải quan về xuất xứ, nhãn mác, vệ sinh và chất lƣợng sản phẩm. Tùy theo từng mặt hàng mà Hoa Kỳ sẽ áp dụng những quy định khác nhau.

Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lƣu ý về môi trƣờng luật pháp của Hoa Kỳ là luật thuế bù giá và luật chống phá giá. Đây là hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ chống lại hàng nhập khẩu. Cả hai luật này quy định rằng, phần thuế bổ sung sẽ đƣợc ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là đƣợc trao đổi không công bằng. Trong thời gian qua, nƣớc ta bị áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng cá tra và tôm khi xuất khẩu sang thị trƣờng này, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp và ngƣời dân nƣớc ta vô cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng balo, túi sách sang hoa kỳ của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu bình thạnh (gilimex) (Trang 64 - 66)