Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến niềm tin và động lực phụng sự công của công chức tại các phòng ban thuộc UBND huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 79 - 80)

- Nghiên cứu này chỉ khảo sát công chức đang làm việc tại các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, phạm vi nghiên cứu mới chỉ có một cấp huyện, chưa khái quát hết toàn tỉnh, hướng nghiên cứu tiếp sẽ khảo sát từ các cấp xã, phường, thị trấn và các sở ban ngành của tỉnh nhằm khái quát hóa hết dịch vụ công trên địa bàn toàn tỉnh.

- Trong nghiên cứu chỉ mới có động lực phụng sự công, trong khi đó còn nhiều tác động nữa như cam kết của nhân viên đối với tổ chức, hành vi của người

công dân lên động lực của tổ chức công, ngoài hoạt động quản trị nguồn nhân lực tác động đến niềm tin và động lực phụng sự công còn có phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo chuyển dạng, văn hóa tổ chức tác động đến động lực phụng sự công.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu trong vòng 05 tháng, vì thời gian hạn hẹp nên trong nghiên cứu này chỉ lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện và tiến hành khảo sát từ 160 công chức đang làm việc tại các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ nên độ tin cậy chưa hoàn toàn cao.

- Nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp cắt ngang thời gian để thấy tác động giữa các nhân tố trong mô hình với nhau nhưng chưa chắc là chúng có quan hệ nhân quả vì tác giả lập luận giả thuyết để khẳng định sự tương quan của chúng chứ không khẳng định nhân quả giữa các nhân tố đó.

- Các khái niệm, các thang đo và các yếu tố hoạt động quản trị nguồn nhân lực, niềm tin và động lực phụng sự công trong nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào lý thuyết đã có để xây dựng.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến niềm tin và động lực phụng sự công của công chức tại các phòng ban thuộc UBND huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 79 - 80)