Xây dựng bảng câu hỏi điều tra với thang đo Likert 5 mức độ và tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ những công chức tại 19 phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tư pháp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa – Thông tin, Thanh tra, Văn phòng HĐND và UBND, Ban Quản lý Rừng phòng hộ, Trạm Khuyến nông, Ban Quản lý các Cụm Công nghiệp và Làng nghề, Đài Truyền thanh, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao, Trung tâm phát triển Quỹ đất và Hội Chữ thập đỏ (Hội đặc thù) (Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, 2015).
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là dựa vào danh sách các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện do Phòng Nội vụ quản lý. Trên cơ sở quen biết, tác giả đến từng phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, nhờ lãnh đạo các phòng ban giới thiệu những nhân viên để tác giả gửi phiếu khảo sát và nhờ họ trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Khi nào công chức các phòng ban trả lời xong các câu hỏi, tác giả liên hệ với lãnh đạo các phòng ban đó và đến nhận lại phiếu khảo sát đã gửi.
Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định tương quan và phân tích phương sai (ANNOVA) được sử dụng để gạn lọc các khái niệm dùng trong nghiên
cứu. Xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS.20. Phép hồi quy tuyến tính được sử dụng để tìm ra mối tác động giữa các yếu tố và nghiên cứu được thực hiện cắt ngang thời gian. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật khảo sát những công chức tại các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.