Bảng 4.27. Kiểm định T – test giữa Giới tính và các thang đo được khảo sát
Kết quả kiểm định Levene's Test
Kết quả kiểm định t-test (Giả thiết phương sai bằng nhau) F Sig. t Sig. (2- tailed) Khác biệt giá trị trung bình Khác biệt phương sai HRP 0.55 0.46 1.93 0.05 0.19 0.10 ST 0.03 0.86 0.87 0.38 0.09 0.10 IT 0.02 0.89 1.48 0.14 0.17 0.11 PSM 0.09 0.77 2.73 0.01 0.29 0.10
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Vì biến Giới tính chỉ có 2 giá trị nên ta tiến hành kiểm định Indepent-sample T – test để kiểm định giả thiết “không có sự khác biệt” phương sai đánh giá và câu trả lời giữa nam và nữ ở các câu hỏi.
Từ kết quả bảng trên, ta có thể thấy kiểm định Levene của tất cả các biến định lượng đều có giá trị sig.>0.05. Điều này có nghĩa là phương sai của các biến này không khác nhau giữa 2 giới tính.
Giá trị sig t-test của trung bình thang đo Hoạt động quản trị nguồn nhân lực=0.05. Do đó, với mức ý nghĩa 95%, ta có thể khẳng định rằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá hoạt động quản trị nhân lực của những nhân viên có giới tính khác nhau.
Sig t-test của trung bình thang đo Niềm tin vào hệ thống bằng 0.38>0.05 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá Niềm tin vào hệ thống của cả hai giới tính.
Sig t-test của trung bình thang đo Niềm tin giữa con người bằng 0.14>0.05 cho thấy không có sự khác biệt thống kê về mức độ đánh giá Niềm tin giữa con người ở cả 2 nhóm giới tính.
Thang đo Động lực phụng sự công có giá trị sig t-test là 0.01<0.05. Do đó riêng đối với thang đo Động lực phụng sự công có khác biệt về sự đánh giá giữa nhóm nam và nhóm nữ. Bảng 4.28 cho thấy mức độ đánh giá Động lực phụng sự công của nam cao hơn ở nữ.
Bảng 4.28. Thống kê mô tả cho từng nhóm nam và nữ ảnh hưởng khác biệt đến Động lực phụng sự công N Trung bình Độ lêch chuẩn Sai số
chuẩn Tối thiểu Tối đa
Nam 114 4.08 0.57 0.05 1.60 5.00
Nữ 41 3.79 0.58 0.09 2.40 4.80
Tổng 155 4.00 0.59 0.05 1.60 5.00