Giả thuyết H1: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tác động dương đến niềm

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến niềm tin và động lực phụng sự công của công chức tại các phòng ban thuộc UBND huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

đến niềm tin vào hệ thống

Bảng 4.7. Kiểm định sự tương quan giữa hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống

HRP ST

HRP Hệ số tương quan Pearson 1 0.640**

Sig. (2 phía) 0.000

Mẫu 155 155

ST Hệ số tương quan Pearson 0.640** 1

Sig. (2 phía) 0.000

Mẫu 155 155

**. Kết quả kiểm định này có ý nghĩa ở mức 1% và là kiểm định 2 phía Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Kiểm định hai phía về tương quan giữa hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống cho kết quả: hệ số tương quan Pearson=0.640>0 (dương). Điều này cho thấy hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống có mối quan hệ cùng chiều. Và kiểm định này là có ý nghĩa vì ở độ tin cậy 99% thì cho kết quả sig = 0.000 <0,01.

Bảng 4.8. Kết quả tóm tắt mô hình giữa hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống

R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn lỗi của ước lượng

0.640 0.409 0.405 0.457

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.9: Phân tích phương sai (ANOVA) giữa hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống

Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. Hồi quy 22.094 1 22.094 105.882 0.000 Phần dư 31.926 153 0.209 Tổng 54.020 154

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy tuyến tính giữa biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống

Hệ số hồi quy chưa được

chuẩn hóa Các hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig.

B Sai số chuẩn Beta

HRP 0.596 0.058 0.640 10.290 0.000

(Hằng số) 1.998 0.215 9.276 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Chạy hồi quy bằng phần mềm SPSS với hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống, trong đó Niềm tin vào hệ thống là biến phụ thuộc và Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là biến độc lập. Kết quả hồi quy cho thấy R2= 0.409 cho thấy mô hình giải thích được 40.9% sự phụ thuộc giữa 2 biến.

Kiểm định ANOVA về sự phù hợp của mô hình có sig.= 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, do đó các kết quả hệ số có thể được xem xét.

Kết quả từ bảng 4.10, cho thấy hệ số B=0.596>0 (dương). Điều này cho thấy hai biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống có quan hệ tuyến tính thuận. Hay nói cách khác, biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng tới Niềm tin vào hệ thống và ảnh hưởng này là ảnh hưởng tích cực vì có hệ số B dương.

Hình 4.6. Biểu đồ Scatter mô tả mối quan hệ giữa biến Hoạt động quản trị nguồn nhân lực và Niềm tin vào hệ thống và đường hồi quy

Kết luận: Từ kết quả của kiểm định sự tương quan và hồi quy hai biến hoạt động quản trị nguồn nhân lực và niềm tin vào hệ thống cho thấy hai biến này có quan hệ tuyến tính thuận. Nói cách khác, hoạt động quản trị nguồn nhân lực càng tốt thì làm tăng niềm tin vào hệ thống của nhân viên tại cơ quan. Vậy giả thuyết H1

đưa ra đã được kiểm định và chứng minh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến niềm tin và động lực phụng sự công của công chức tại các phòng ban thuộc UBND huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)