3.2.1. Nâng cao nhận thức về TBDH cho lãnh đạo, giáo viên, viên chức Nhà trường.
Mục tiêu của biện pháp là làm cho mọi thành viên trong Nhà trường hiểu rõ được vai trò của TBDH, nó góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, nó hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học,... cũng như trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường về việc quản lý TBDH trong việc sử dụng, bảo quản, khai thác hiệu quả.
Một thói quen đã trở thành cố hữu là nhiều người quản lý, giáo viên vẫn xem thường tác dụng của TBDH. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc sử dụng TBDH nhằm giúp họ có ý thức được sử dụng cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên TBDH phát huy hiệu quả sử dụng chúng cho các giờ học là điều thiết yếu.
Để nâng thực hiện mục tiêu biện pháp cần phải thực hiện các nội dung công việc sau đây:
- Phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, HSSV về vị trí, vai trò chức năng và tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học.
- Phải biến nhận thức thành ý thức trách nhiệm, tạo động lực tinh thần tự giác trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH của từng thành viên nhà trường.
- Nâng cao kỹ năng quản lý từ đó mới có thể quản lý tốt TBDH. Các văn bản quy định do các cấp ban hành cứ tăng thêm hàng năm. Điều đó có nghĩa là các quy chế thì phong phú nhưng cũng trở nên phức tạp hơn. Người quản lý có nhu cầu thường xuyên dựa vào các văn bản nhà nước. Nhưng không phải lúc nào bên họ cũng có bộ văn bản pháp quy sắp xếp theo chuyên đề. Do vậy việc tổng hợp xử lý các văn bản đó là cần thiết và phải trở thành kỹ năng của người quản lý.
- Ngoài ra, người quản lý có sự nhiệt tình, có nhận thức đúng đắn vẫn cần phải có kỹ năng khái quát tình hình tổ chức công việc người lãnh đạo.
Thực tế rất phức tạp, bản chất và hiên tượng lẫn vào nhau khó phân biệt. Công tác quản lý TBDH còn khá mới mẻ và phức tạp hơn khi nó được đặt trong mối quan hệ với nhiều mặt công tác khác của trường học. Điều đó đòi hỏi người quản lý phải có khả năng khái quát tình hình, phân lập đuợc các vấn đề chủ yếu và thứ yếu, trọng tâm và không trọng tâm....nhằm đưa ra được quyết định kịp thời, đúng đắn “ Một người biết lo bằng kho người biết làm “
- Kịp thời giới thiệu các danh mục, các TBDH mới
- Kịp thời giới thiệu các phương pháp dạy học cải tiến có kết quả trong đó phải sử dụng TBDH.
- Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, có những quy định mang tính bắt buộc cho các đơn vị, cá nhân trong trường đồng thời phải khích lệ các giáo viên sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp.
Tổ chức thường xuyên các hội thảo hội nghị trao đổi kinh nghiệm về quản lý TBDH về các mặt trang bị, sử dụng khai thác và bảo quản.
Tổ chức cho các nhà quản lý, giáo viên nhà trường đi tham quan nơi sản xuất, nơi cung cấpTBDH hặc tổ chức mời các nhà cung cấp TBDH tổ chức triển lãm, chào hàng, giới thiệu tính năng tác dụng của các loại TBDH nhất là các TBDH hiện đại.
Để thực hiện được các nội dung của biện pháp chúng ta cần phải:
Nhà trường phải giao cho bộ phận quản lý TBDH thuộc phòng Hành chính Quản trị chịu trách nhiệm cập nhật thường xuyên các thông tin, các văn bản pháp lý mới nhất về TBDH và QLTBDH. Nhất là các thông tin, tài liệu nói về vai trò TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học và vai trò TBDH trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Các tài liệu về thông tin phát triển khoa học công nghệ, các loại TBDH mới, hiện đại. Từ đó phải tuyên truyền, phổ biến đến mọi thành viên trong nhà trường liên quan đến sử dụng và QLTBDH. Tuyên truyền có thể bằng các hình thức đăng trên mạng nội bộ, pho to văn bản gửi cho các đơn vị... Qua đó cán bộ giáo viên Nhà trường hiểu sâu sắc hơn, thấm nhuần hơn về sự cần thiết sử dụng TBDH trong các giờ giảng. Tuy nhiên đó chỉ là tuyên truyền, phổ biến, còn để chuyển biến nhận thức được những người bảo thủ trì trệ, trình độ am hiểu sử dụng TBDH hạn chế (họ thường ngại sử dụng TBDH trong các giờ học) thì Nhà trường cần phải có đủ TBDH đáp ứng và phải có quy định bắt buộc sử dụng TBDH trong các giờ giảng, đưa thành tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học, đánh giá năng lực giáo viên hoặc đưa vào tiêu chuẩn thi đua năm học.
3.2.2. Tăng cường quản lý trang bị, cung ứng kịp thời TBDH.
Mục tiêu của biện pháp: Làm cho các cấp quản lý thấy được sự cần thiết phải tăng cường đầu tư bổ sung về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH, để đáp ứng kịp thời yêu cầu nội dung đào tạo. Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch trang bị TBDH trên cơ sở nguồn vốn, khả năng tài chính của Nhà trường.
Yêu cầu của biện pháp: Để đạt được mục tiêu trên việc đề ra các biện pháp phải dựa trên các nguyên tắc. Biện pháp đầu tư bổ sung TBDH phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu nội dung đào tạo, phù hợp với khả năng tài chính hiện có của Nhà trường . Đầu tư phải đảm bảo bù đắp, khắc phục được những hạn chế, tồn tại của thực trạng TBDH và có tính chiến lược phát triển nhà trường trong tương lai. Đầu tư thể hiện được sự ưu tiên, đồng bộ, trọng tâm, tránh đầu tư dàn trải. Căn cứ vào những nhu cầu cấp thiết về TBDH của các đơn vị, ưu tiên đầu tư và đầu tư phải đồng bộ, đến đâu hiện đại đến đó, nhanh, dứt điểm, đón đầu công nghệ, tránh sau khi đầu tư xong thì TBDH thì TBDH đã trở nên lạc hậu.
Nội dung của biện pháp: Như đã nêu ở phần thực trạng TBDH của Nhà trường hiện nay vừa thiếu lại còn không đồng bộ về cơ cấu chủng loại. Ngoài ra còn có hiện tượng lạc hậu, cũ nát. Vì vậy Nhà trường phải quản lý tốt việc trang bị, làm cho hệ thống TBDH nhà trường ngày càng phong phú, đồng bộ theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Hơn nữa còn có khoảng cách giữa đơn vị cấp phát vốn, cấp quản lý nhà trường và các nhà cung cấp TBDH. Thường thì nhà trường luôn bị thiếu vốn, vốn cấp không kịp thời có khi lại bị dồn ứ vào cuối năm lúc đó lại không còn đủ thời gian để tìm và lựa chọn TBDH cần mua. Để lấp được khoảng cách
này, để thực hiện mục tiêu, yêu cầu của biện pháp trên, chúng ta phải thực hiện các nội dung công việc sau:
- Lập dự toán kế hoạch trang bị TBDH sớm, khi được xét duyệt thì phải cung cấp vốn kịp thời .
- Đơn vị phải thực hiện tuân thủ các yêu cầu về mặt tài chính. Khi sử dụng phải tuân thủ chọn người cung cấp một cách khách quan, tuân thủ quy trình chọn mua ở nơi đã được trúng thầu.
- Cần phải nghiên cứu thiết kế trang bị phải mang tính đồng bộ và chủ động đầu tư các TBDH hiện đại tránh lạc hậu nhanh về sau.
- Cần phải huy động các nguồn vốn tự có, phát huy công tác đối ngoại, khai thác các nguồn vốn viện trợ để tăng nguồn vốn cho việc đầu tư.
- Nếu kế hoạch thiết lập theo mục đích chuyên biệt (các dự án) nhằm hiện đại hoá các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành chuẩn, thì cần phải nắm chắc các số liệu, thông tin mới nhất. Kế hoạch cần phải được thảo luận cụ thể tại Hội đồng Nhà trường để có thể khai thác tối đa ý kiến của các thành viên trong hội đồng .
- Đầu tư phương tiện, nguồn kinh phí, hỗ trợ cho công tác tự làm TBDH đặc biệt là các TBDH có tính đặc thù. Ngoài ra cần có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân phát huy tốt công tác tự làm TBDH
Để thực hiện nội dung trên Nhà trường cần phải tiến hành:
-Vào khoảng tháng 6, 7 hàng năm phải lập và gửi các biểu mẫu về nhu cầu đầu tư TBDH cho các đơn vị phòng, khoa, trung tâm trong trường. Yêu cầu các đơn vị căn cứ vào nội dung đào tạo, lập dự trù đâù tư TBDH cho năm học tiếp theo. Dự trù phải đảm bảo chính xác nêu rõ được tên TBDH, chủng loại, số lượng, chất lượng, các thông số, tính năng kỹ thuât và kinh phí đầu tư.
Sau đó gửi dự trù về phòng Hành chính Quản trị tổng hợp báo cáo Hội đồng Nhà trường.
- Phòng Hành chính Quản trị phải là đầu mối tổ chức họp Hội đồng Nhà trường cùng các đại diện Phòng khoa có liên quan đến đầu tư TBDH cùng xem xét, cân đối về sự cần thiết đầu tư, mức độ ưu tiên, kinh phí và đi đến quyết định danh mục đầu tư TBDH.
- Công bố danh mục đầu tư TBDH và giao nhiệm vụ cho các đơn vị lập kế hoạch mua sắm.
- Các đơn vị phối kết hợp tổ chức mua sắm TBDH đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, đảm bảo các thông số, tính năng kỹ thuật, đảm bảo đúng kế hoạch đề ra và đảm bảo mọi thủ tục nguyên tắc tài chính. Để đảm bảo tổ chức mua sắm TBDH được thuận lợi có thể phối kết hợp giữa các đơn vị như sau:
+ Phòng Hành chính Quản trị làm đầu mối tổ chức mua sắm, các đơn vị khoa, tổ môn cử chuyên gia về TBDH của chuyên ngành cùng tham gia trong việc xác định chủng loại, chất lượng, tính năng tác dụng cũng như các thông số khác.
+ Đối với các thiết bị mang tính đặc thù của chuyên ngành thì các khoa chuyên môn đầu mối trong việc tổ chức như sau: từ khâu tìm kiếm, chọn nhà thầu, đấu thầu,...Khi đó phòng Hành chính Quản trị, phòng Tài chính Kế Toán tham gia với tư cách kiểm tra, chuẩn bị địa điểm lắp đặt, nhập, xuất kho và chuẩn bị nguồn tài chính để thanh toán.
Hai phương thức này cần phải vận dụng hài hoà, hợp lí. Ban Giám hiệu phải là người quyết định và phân công rõ ràng trách nhiệm, nội dung công việc cho từng đơn vị. Nếu các đơn vị phối kết hợp không tốt sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khi đó dẫn đến chậm tiến độ đầu tư, chất lượng, chủng loại không được bảo đảm.
2.2.3. Tăng cường quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH.
Mục tiêu của biện pháp: Làm rõ vấn đề TBDH đã được trang bị cần phải được quản lý chặt chẽ khắc phục những tồn tại về thực trạng QLTBDH của Nhà trường và nâng cao được hiệu quả sử dụng, sử dụng đúng mục đích, bảo quản tốt TBDH.
Yêu cầu của biện pháp: Các biện pháp đề ra phải bám sát hệ thống văn bản quy định của Nhà nước, theo yêu cầu của từng loại TBDH, lập lịch xích tu sửa, kiểm tra cho từng loại TBDH. Biện pháp phải phù hợp với kế hoạch đào tạo của Nhà trường.
Nội dung của biện pháp: Để thực hiện được mục tiêu và yêu cầu trên, cần phải thực hiện những nội dung công việc sau:
- Quản lý sử dụng TBDH:
+ Sắp xếp lại hệ thống quản lý TBDH, bố trí đơn vị quản lý trực tiếp tài sản theo từng đơn vị trong trường, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH.
+ Tăng cường phối hợp chỉ đạo quản lý về mặt nhà nước, cụ thể chỉ đạo dựa trên hệ thống các văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị, thông tư...của nhà nước.
Từ đó ban hành các quy định về quản lý TBDH của Nhà trường, đồng thời tìm cách thực hiện chế độ, chính sách động viên khen thưởng về quản lý TBDH theo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
+ Tổ chức sử dụng TBDH tuân thủ các yêu cầu của kế hoạch đào tạo chung của trường của khoa bộ môn. Các khoa, bộ môn lập kế hoạch nhất thiết phải có đề xuất các TBDH cần sử dụng, số lượng TBDH hiện có và còn thiếu, việc sử dụng đúng mục đích của môn học, không được lạm dụng TBDH vào mục đích cá nhân hoặc sử dụng sai mục đích . Khi chưa thiết lập được nề nếp, thói quen và những hành động định hướng cao về sử dụng và bảo quản TBDH
nhà trường, thì cần phải có những quy định, quy chế về hành chính và chuyên môn bắt buộc mọi người phải thực hiện.
+ Các TBDH cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết và huấn luyện cho người sử dụng nhất là cho học sinh sinh viên.
+ Phải tìm mọi cách đưa các phòng thực hành, thí nghiệm khi được trang bị đi vào hoạt động có hiệu quả, lưu ý vấn đề xây dựng các phòng học chuẩn có TBDH hiện đại, đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học của các khoa trong trường.
+ Ngoài ra, để quản lý tốt TBDH nhằm khai thác tốt khả năng sử dụng TBDH, cần phải khắc phục tình trạng thiếu TBDH, tăng thời gian thực hành, thí nghiệm bằng cách: Chia nhóm thực hành thí nghiệm đối với các lớp đông sinh viên hoặc có thể luân chuyển TBDH hay có thể tăng số tiết thực hành, thí nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng, rèn luyện chuyên môn.
+ Cần thanh tra, kiểm tra đánh giá một cách có kế hoạch việc quản lý sử dụng TBDH ở các đơn vị.
+ Đề xuất cải tiến nội dung thi cử, kiểm tra đánh giá trình độ nghiệp vụ của sinh viên qua các bộ môn gắn với việc sử dụng các TBDH.
- Quản lý bảo quản TBDH:
Song song với đề xuất kế hoạch sử dụng cần nêu lên các biện pháp bảo quản TBDH cụ thể như sau:
+ Xây dựng bổ sung hệ thống sổ sách quản lý và quản lý TBDH qua mạng nội bộ để các đơn vị cùng quản lý, cập nhật thông tin.
+ Đề xuất cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ việc bảo quản TBDH (kho, phòng đặt TBDH, phòng thí nghiệm…).
+ Đề xuất hệ thống bàn ghế, tủ cất giữ, bảo quản TBDH.
+ Ngoài ra còn phải yêu cầu kinh phí cho việc sửa chữa, bảo quản chống ẩm, chống gỉ, chống nấm mốc, thực hiện bảo dưỡng định kì.
+ Tổ chức bảo quản, sửa chữa các TBDH hư hỏng, tuân thủ các yêu cầu của việc sử dụng ở các đơn vị.
+ Cần thanh tra, kiểm tra đánh giá một cách có kế hoạch việc bảo quản TBDH ở các đơn vị.
Để thực hiện được nội dung của biện pháp trên, Nhà trường phải tiến hành các công viêc về quản lý:
- Hiện nay, Nhà trường đã có quyết định số 253/QĐ-TCCB ngày 25/10/2002 về việc ban hành quy định quản lý sử dụng trang thiết bị. Quy định này đến nay có nhiều bất cập, không còn phù hợp, cần phải sửa đổi bổ sung, ban hành quy định mới dựa trên các văn bản quy định của Nhà nước về sử dụng và quản lý TBDH cũng như phải phù hợp với điều kiện đặc thù của Nhà trường. Trong quy định phải nêu rõ được những nội dung sau:
+ Nêu được đối tượng, mục đích của việc quản lý TBDH nhằm nâng cao trách nhiệm các cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý TBDH, nhằm khai thác có hiệu quả các TBDH đã được đầu tư phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, thực tập, lao động sản xuất và dịch vụ khác, nhằm đảm bảo an toàn độ bền của TBDH.
+ Quy định phải nêu rõ được về quy trình giao nhận lắp đặt.
+ Quy định phải nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị, cán bộ quản lý sử dụng TBDH.
+ Quy định phải nêu rõ được phạm vi sử dụng, mục đích sử dụng của TBDH.
+ Quy định phải nêu rõ được thủ tục chuyển quyền quản lý và sử dụng từ đơn vị này cho đơn vị khác.
+ Quy định phải nêu rõ được công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện. Cấp nào chịu trách nhiệm kiểm tra? Những tiêu chí cần kiểm tra và thời gian định kì kiểm tra?
+ Quy định phải nêu rõ được các hình thức xử lý, kỷ luật các đơn vị vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ QLTBDH và cũng nêu được chế độ khen thưởng những đơn vị cá nhân quản lý tốt.
- Quy định đó phải được tổ chức học tập cho các cá nhân liên quan trong toàn trường, tổ chức thảo luận các chuyên đề và phát động phong trào thi đua về khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH. Tổ chức ký cam kết thực hiện, ký cam kết thi đua.
- Phân công 2 cán bộ chuyên trách tại 2 cơ sở Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc sử dụng TBDH, đôn đốc nhắc nhở kịp thời trong việc sử dụng TBDH sai mục đích, vô trách nhiệm trong bảo quản, phản ánh kịp thời về lãnh đạo Nhà trường để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
- Rà soát lại các TBDH hiện có và điều kiện bảo quản, tần suất sử dụng, tình trạng thiết bị để có phương án khai thác hiệu quả cao cũng như tạo môi trường thuận lợi cho việc QLTBDH.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, tích cực khai thác mọi nguồn kinh phí Nhà nước, Hội cha mẹ HSSV, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các đoanh nghiệp liên kết, các nhà tâm huyết với giáo dục và đào tạo để tăng cường nguồn lực trang bị TBDH.
- Huy động sự đóng góp TBDH của giáo viên và HSSV thông qua phong trào tự làm TBDH
- Quản lý tốt việc sử dụng TBDH, tăng cường sự chỉ đạo công tác lập kế hoạch, trang bị, sử dụng TBDH từ tổ chuyên môn đến giáo viên.