Vai trò của yếu tố huyền ảo trong văn học

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 144 - 154)

Có thể nói cái “kì” đã đem đến cho văn học một làn gió mới, tạo tiền đề cho văn xuôi việt Nam hình thành và phát triển. Từ tập truyện chữ Hán đầu tiên Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIII) đến truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX là cả một giai

đoạn có nhiều biến cố thăng trầm về lịch sử, văn hóa, văn học. Tiếp thu những bậc tiền nhân, các tác giả truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX đã thật sự đem lại cái huyền ảo cho văn học. Và chính yếu tố này đã góp phần mở rộng biên độ về cách thức phản ánh hiện thực đời sống trong văn học. Nó đem đến một cái nhìn huyền diệu cho lịch sử đời sống.

Theo chúng tôi, điều đầu tiên mà yếu tố huyền ảo thế kỷ XVIII - XIX đóng góp cho văn học là tạo tiền đề cho hình thức truyện dã sử trong văn học hiện đại. Có thể nói, ở truyện dã sử, xuất phát từ những câu chuyện kể dân gian, nhân vật lịch sử được nhìn không chỉ ở góc độ lịch sử mà còn ở góc độ văn hóa. Và từ những câu chuyện kể này, nhà văn viết nên những truyện dã sử bao đời vẫn luôn hấp dẫn độc giả, đặc biệt là những người yêu sử.

Thứ hai, trong tiến trình vận động của văn học, yếu tố này tiếp tục được vận dụng trong văn học hiện đại tạo nên những thành công đáng kể. Người ta nhắc đến Tchya (Đái Đức Tuấn) với Ai hát giữa rừng khuya, những truyện đường rừng cho thấy đời sống của những khách thương hồ nơi rừng sâu nước độc, Thế Lữ với bút pháp ly kì của truyện kinh dị được giải thích một cách khoa học qua đỉnh cao nghệ thuật Vàng và máu, Nguyễn Tuân với những chuyện huyền ảo viết về tài năng và cốt cách của những con người “vang bóng một thời” muốn giữ gìn truyền thống trong các truyện yêu ngôn, mà Chùa Đàn là tiêu biểu… Ở giai đoạn sau, cứ ngỡ loại truyện ma quái hay huyền ảo sẽ không còn được chú ý nhưng văn học Việt Nam đã chứng kiến sự trỗi dậy của yếu tố huyền ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà,… và gần đây là Nguyễn Bình Phương, Đặng Thân, Nhật Chiêu, Thái Bá Tân, Ngô Tự Lập, Phan Đức Nam, Đỗ Ngọc Thạch. Đặc biệt, trong cuộc thi Văn học tuổi 20 lần V (giai đoạn 2012 - 2014), những tác phẩm dự thi đem đến cho độc giả những điều thú vị bất ngờ về cách viết truyện huyền ảo của người trẻ, tạo nên “cơn gió lạ” cho văn học đương đại (Urem-

Người đang mơ - Phạm Bá Diệp, Ê-Đen xa vời - La Nguyễn Quốc Vinh, Hạt hòa bình

- Minh Moon,…). Thật ra, huyền ảo cũng là một cách phản ánh đời sống như chính nó diễn ra, chỉ khác là đời sống đó được nhìn bằng một lăng kính ảo diệu, lung linh. Trong văn học hậu hiện đại, yếu tố huyền ảo đã dần có sự tiệm cận với chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo của thế giới. Thông qua yếu tố huyền ảo, đời sống xã hội được thể hiện dưới hình thức ẩn dụ vừa gần gũi, vừa lấp lánh.

*Tiểu kết:

Về mặt nghệ thuật, truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX chủ yếu xây dựng cốt truyện, nhân vật và không gian, thời gian huyền ảo bên cạnh vận dụng những môtip dân gian trong văn học truyền thống. Tất cả đều tạo một không khí huyền ảo cho tác phẩm. Nhưng điều quan trọng là người viết đã đặt những cái ảo trên nền cái thực của lịch sử, đời sống. Cố gắng bám vào hiện thực, tuy nhiên việc tạo sự lấp lửng mơ hồ cũng tạo hiệu quả nghệ thuật cho những tác phẩm truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX, gây cảm giác nửa tin nửa ngờ về những điều mang tính thần kì, hư ảo. Thông qua yếu tố huyền ảo, lịch sử và đời sống con người vẫn được thể hiện rõ nét, mà hạt nhân là văn hóa tâm linh và tinh thần nhân văn cao đẹp. Với ý thức sáng tạo của từng nhà văn, nghệ thuật viết truyện, ký huyền ảo thế kỷ XVIII - XIX có nhiều đóng góp cho văn học trung đại và nghệ thuật viết truyện huyền ảo ở thời kỳ sau.

KẾT LUẬN

1. Ở thời kỳ nào, văn học cũng phản ánh tư tưởng, nhận thức của con người thời đại. Với đề tài Yếu tố huyền ảo trong truyện, ký Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX(Khảo sát qua: Tang thương ngẫu lục - Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả), chúng tôi chỉ ra sự khác biệt giữa hai khái niệm “kì ảo” và “huyền ảo” trong văn học. Về cơ bản, hai khái niệm trên đồng nhất và tùy từng giai đoạn thì trong văn học có yếu tố kì ảo hay yếu tố huyền ảo. Ở những giai đoạn lịch sử đặc biệt, nhà văn dùng cái ảo để biểu đạt cái thực với một lối ẩn dụ thì lúc đó, yếu tố huyền ảo xuất hiện trong văn học. Văn học thế kỷ XVIII - XIX nảy mầm trên một mảnh đất có nhiều chuyển biến phức tạp cho ra đời những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn học trung đại. Và một đặc trưng của truyện, ký giai đoạn này là sử dụng yếu tố huyền ảo. Yếu tố này có cơ sở hình thành từ tín ngưỡng dân gian và tư duy nghệ thuật của con người trung đại. Tiếp thu cách viết truyện truyền kỳ từ những thành tựu văn học trước đó, yếu tố huyền ảo trong truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX đem đến cho văn học một cách nhìn khác về lịch sử, xã hội đương thời.

2. Về nội dung, lấy cái ảo làm đôi cánh và lịch sử xã hội làm hạt nhân, truyện ký thế kỷ XVIII - XIX phản ánh muôn mặt cuộc sống của thời đại. Những chuyện lịch sử ca ngợi những tiền triều tốt đẹp, những anh hùng, liệt nữ ẩn dụ cho ước mơ về một triều đại “vua sáng tôi hiền”. Những chuyện đời sống tái hiện một bức tranh phức tạp về cuộc sống của con người đương thời, thông qua đó, nhà văn cảm thương cho sự khốn cùng của nhân dân, đề cao người phụ nữ. Những truyện kì lạ trong dân gian đưa ra những bài học giáo dục, những ước mơ về một xã hội tốt đẹp và phê phán những điều trái tai, gai mắt, những nghịch lý trong một xã hội rối ren, con người dần dần hoang mang và biến chất. Chúng tôi cho rằng, thông qua những câu chuyện huyền ảo, các tác phẩm cho thấy đời sống tâm linh phong phú và tinh thần nhân văn cao đẹp của con người ở thế kỷ XVIII - XIX - một giai đoạn lịch sử đầy biến động chuẩn bị cho một cuộc thay đổi lớn trong lịch sử.

3. Về hình thức, truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX dù có sự phân biệt rạch ròi hơn về thể loại nhưng cơ bản ranh giới vẫn mờ nhạt. Yếu tố huyền ảo trong truyện, ký giai

đoạn này thể hiện ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian huyền ảo, lấy môtip dân gian làm phương tiện nghệ thuật chủ yếu. Qua đó, người viết đặt cái ảo trên nền cái thực của lịch sử, đời sống. Đôi chỗ truyện, ký có sự lấp lửng, mơ hồ nhằm tạo niềm tin và gợi suy nghĩ sâu xa trong lòng người đọc. Mặt khác, sự canh tân đổi mới thể loại của từng nhà văn cũng đóng góp cho tiến trình vận động của văn học. Đến thế kỷ XVIII - XIX, truyền kỳ đã có một bộ mặt mới, gần lịch sử, đời sống hơn, ký đã dần tách khỏi truyện bằng lối ghi chép ngắn gọn, chính xác, chú trọng sự việc hơn cốt truyện và nhân vật. Theo chúng tôi, những đóng góp này tạo tiền đề cho sự hình thành các thể loại văn học hiện đại về sau, dần tiệm cận với văn học thế giới.

4. Nhìn chung, so với văn học ở các thời kỳ trước, văn xuôi Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX phát triển hơn, một phần vì sự thôi thúc ghi lại lịch sử xã hội với những dự cảm biến động xã hội lớn lao. Yếu tố huyền ảo trong văn học trung đại chưa tách khỏi yếu tố kì ảo, mà trong tác phẩm văn học huyền ảo, các nhà văn lấy kì ảo làm phương tiện biểu đạt. Tuy nhiên truyện, ký giai đoạn này dùng yếu tố huyền ảo vừa đem lại sự hấp dẫn cho người đọc, đồng thời vẫn phản ánh lịch sử một cách khác. Đọc vào nó, ta hình dung một cách trọn vẹn về lịch sử đời sống mà những gì ghi chép ở lịch sử không có được. Qua tìm hiểu Yếu tố huyền ảo trong truyện, ký Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX (Khảo sát qua: Tang thương ngẫu lục - Lan Trì kiến văn lục và Truyền kỳ tân phả), chúng tôi hy vọng khi nghiên cứu văn học trung đại, chúng ta sẽ có cái nhìn công bằng hơn về văn xuôi giai đoạn này nói riêng và văn xuôi trung đại nói chung. Bởi cùng với thơ, văn xuôi trung đại đã tạo nên một mảng màu riêng góp phần vẽ nên bức tranh văn học dân tộc đầy màu sắc. Trong bức tranh ấy, lịch sử, đời sống con người ở từng thời đại luôn sinh động và đầy tính nhân văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristote (1997), Nghệ thuật thơ ca (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính), NXB Lao động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (2005), Tự điển Văn học Việt Nam - từ

nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (2006), “Cái kì ảo và văn học huyễn ảo”, Tạp chí Nghiên cứu văn học

(8), tr.33- 44.

5. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Gárcia Márquez, NXB Giáo dục.

6. Phan Kế Bính (2013), Nam Hải dị nhân liệt truyện(Lê văn Phúc hiệu chính), NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng.

7. Phan Kế Bính (2004), Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình Huyền thoại, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Ngọc Chương (1997), Trầu cau, Việt Điện Thư, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội.

11. Chu Xuân Diên (2013), Giáo trình Huyền thoại và văn học (Chuyên đề cho học viên cao học), Tp. Hồ Chí Minh.

12. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian - phương pháp, lịch sử, thể loại, NXB Giáo dục.

13. Lê Thùy Dung (2012), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX), Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Dữ (1988), Truyền kì mạn lục (Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch), NXB Văn Nghệ và Hội nghiên cứu giảng dạy văn học Tp. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Đoàn Thị Điểm (2013), Truyền kỳ tân phả (Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp dịch), NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng.

16. Nhiều tác giả (2001), Bản sắc dân tộc trong văn hóa - văn nghệ, NXB Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.

17. Nhiều tác giả (2002), Dị truyện - truyện ngắn quái dị chọn lọc (Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình tuyển chọn và giới thiệu), NXB Văn học Hà Nội.

18. Nhiều tác giả (1998), Đêm bướm ma (Tuyển tập truyện ma Việt Nam) (Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh tuyển chọn), NXB Văn học.

19. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học (Tủ sách những vấn đề ngữ văn), NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nhiều tác giả (1971), Lịch sử Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa học xã hội và Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả (1998), Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Tây.

22. Nhiều tác giả (1999), Truyện truyền kì Việt Nam, Quyển (2) (Nguyễn Huệ Chi chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Nhiều tác giả (2005), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.

24. Đoàn Lê Giang (2006), Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM.

25. Trần Văn Giáp (1996), “Giới thiệu và xác định giá trị Bích Câu kì ngộ”, Nhà sử

học Trần Văn Giáp, NXB Khoa học xã hội, tr.392-398.

26. N. A. Gulaiep (1982), Lí luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch, Nguyễn Đức Nam hiệu đính), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

27. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Phúc Yên.

28. Nguyễn Thị Hạng (2007), Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII

đến giữa thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ

Chí Minh.

29. Đào Thị Thu Hằng (2005), “Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm của Yasunari Kawabata và Gabriel Gárcia Márquez”, Văn học so sánh - nghiên cứu và triển

vọng (Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyển chọn), NXB Đại học Sư phạm, tr.413-424.

30. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chức (1984), Các nữ thần Việt Nam, NXB Phụ Nữ. 31. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long (Phan Ngọc giới thiệu, dịch và chú thích),

NXB Lao Động - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

32. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển

Văn học (Bộ mới), NXB Thế giới.

33. Trương Thị Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam

qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến

văn lục, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Hữu Hòa (2010), Thế giới nghệ thuật trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn

Thị Điểm, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Vinh.

35. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục. 36. Phạm Đình Hổ (2012), Vũ trung tùy bút (Nguyễn Hữu Tiến dịch), NXB Trẻ và

NXB Hồng Bàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (2012), Tang thương ngẫu lục (Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch, Trương Chính giới thiệu và chú thích), NXB Hồng Bàng, Gia Lai. 38. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

39. Bồ Tùng Linh (1995), Liêu trai chí dị (Nguyễn Huệ Chi nghiên cứu, tuyển chọn, hiệu đính), NXB Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

40. Phạm Kế (1995), Dân tộc và Tâm hồn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 41. Viên Mai (2009), Tử bất ngữ (Cao Tự Thanh dịch), NXB Văn Hóa Sài Gòn.

42. E. M. Melentinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn, Sông Mộc dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

43. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục.

44. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - những vấn đề

45. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 1 - Truyện ngắn), NXB Giáo dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 2 - ), NXB Giáo dục, Hà Nội.

47. Phạm Thế Ngũ (1996), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 1 - Văn học

truyền khẩu - Văn học lịch triều: Hán văn), NXB Đồng Tháp.

48. Trần Thế Pháp (2013), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú nhuận chính, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San phiên dịch), NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng. 49. Ngô Văn Phú (1999), 100 truyện ngắn danh nhân dã sử (Tập 4), NXB Hội nhà

văn.

50. Lê Ngọc Phương (2011), Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh (Khảo sát

qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Gárcia Márquez), Luận văn Thạc sĩ

Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.

51. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (2010), Về con người cá nhân trong văn học cổ, NXB Giáo dục Việt Nam.

52. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục.

53. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1982), Lý luận văn học (Tập 2 -

Tác phẩm văn học), NXB Giáo dục.

54. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục.

55. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Việt sử giai thoại (Tập 7 - 69 giai thoại thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục.

56. Nguyễn Khắc Thuần (2007), Việt sử giai thoại, (Tập 8 - 45 giai thoại thế kỷ XIX), NXB Giáo dục.

57. Tzvetan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, (Đặng Anh Đào, Lê

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 144 - 154)