Huyền ảo hóa chuyện danh nhân với những hành trạng và sự nghiệp

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 60 - 68)

Tránh viết về chuyện vua chúa, các tác phẩm giai đoạn này viết nhiều về chuyện danh nhân. Có lẽ đây là vấn đề các tác giả quan tâm, bởi những câu chuyện này luôn gần gũi với họ, thường được họ kể hoặc đem ra bàn bạc những lúc rảnh rỗi để bình phẩm đúng sai trong cuộc sống. Viết về những chuyện này như chính là viết về chuyện đời của mình, của những người xung quanh mình. Hầu hết những truyện trong Truyền kỳ tân phả (3/3 truyện) và Tang thương ngẫu lục (35/71 truyện/ký) viết về chuyện danh nhân. Lan Trì kiến văn lục có số lượng ít hơn (9/39 truyện). Và những chuyện này được viết kết hợp giữa những ghi chép lịch sử với những truyền thuyết dân gian.

2.1.2.1. Thần thánh hóa sự nghiệp của danh nhân

Ngoài vua chúa, danh nhân cũng là một nhân tố lịch sử quan trọng. Những truyện viết về danh nhân đều thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng. So với Lan Trì kiến văn lục

Trước hết, các tác giả ca ngợi những nhân vật tài giỏi và có công với xã tắc, vì nước vì dân. Họ là những người thông minh, cũng xuất thân thần thánh như vua chúa.

Truyện Thánh Tông hoàng đế cho biết Lương Thế Vinh vốn là tiên trên trời, được

Thượng đế phái xuống trần cùng với vua Lê Thánh Tông (là tiên đồng): “Tiên đồng dập đầu lạy tạ, xin ban cho một người giúp việc. Thượng đế chỉ cho một viên quan

trong ban sai theo đi giúp. Viên ấy cố từ, Ngài hẩy vào vai không cho từ”. Thái hậu

từng nằm mộng như thế, sau gặp Trạng nguyên Lương Thế Vinh, thấy hai vai hơi lệch, không được bằng phẳng. Thái hậu nhớ lại mộng cũ, thấy hình mạo Lương rất giống. Vua bèn trao cho Lương làm chức Hàn lâm thị độc, dự vào hàng hai mươi tám ngôi sao trong Tao đàn [37, tr.234-235]. Câu chuyện thật kì lạ nhưng xuất phát từ ngoại hình khác lạ của Trạng Lường, tác giả đã kể lại truyền thuyết trên nhằm ca ngợi nguồn gốc của vị danh nhân tài trí này.

Ngoài ra, các nhân vật còn là những người dũng cảm, có sức mạnh và lòng kiên trì như Phạm Ngũ Lão (Ông Phạm Ngũ Lão) “nhân khi đức Trần Hưng Đạo từ dinh

Vạn Kiếp về Kinh, quân đi trước đến nơi, quát đuổi dứng dậy. Ông vẫn ngồi im không

cựa quậy. Quân lấy ngọn giáo đâm vào đùi; ông vẫn cứ ngồi yên như cũ”. Sau, ông

được tiến lên triều đình, cho coi quân cấm vệ. Vệ sĩ không phục, tâu xin cùng ông đọ sức. Ông bằng lòng, nhưng trước khi đọ sức, xin phép về nghỉ nhà ba tháng. Về nhà,

ngày ngày ông ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên. Nhảy mãi

đến nỗi cái gò phải trụt thấp xuống một nửa”. Hết hạn nghỉ, ông trở lại Cấm thành,

cùng bọn vệ sĩ so đọ tài nghệ. “Tay đấm chân đá, đi lại vùn vụt như bay, nghìn người

không kháng cự nổi, ai nấy đều phải phục tài cả” [37, tr.32-33]. Từng được đọc qua

bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, người đọc hình dung được sức mạnh và khí thế

của một trang nam nhi thời Trần dũng mãnh. Và trong truyện này, dù không nhiều chi tiết huyền ảo nhưng sức mạnh của ông được miêu tả bằng thủ pháp phóng đại với cảm hứng ngợi ca người anh hùng. Truyện Ông Lê Trãi (Nguyễn Trãi) cũng ca ngợi tài năng về mọi mặt và tinh thần kiên trì của Nguyễn Trãi trong việc tìm theo Lê Lợi để phục quốc, khai nghiệp nhà Lê. Câu chuyện được huyền ảo hóa bằng giấc mơ của Trần Nguyên Hãn nằm mộng được thần báo về việc “Thượng đế xét đến nước Nam chưa có

ông Lê Trãi bảo cho biết. Ông (Lê Trãi) đến hỏi lại, thì nằm mơ thấy bảo: “Việc bí mật

ở Thiên Đình không thể tiết lộ. Chị Tiên Dung biết rõ cả đấy”. Ông theo lời, đến cầu

bà chúa Tiên Dung, rồi mơ thấy bà gọi bảo rằng y như lời. Ông liền cùng ông Trần tìm đến, thấy Lê Lợi đương mặc áo nâu ngắn, vác bừa, dắt bò từ ngoài đồng vào. Các ông xin vào ở lại một đêm, nhân khi gặp ngày Tiên húy, nhà Lê Lợi giết lợn làm cỗ. Ông xuống bếp đun nấu, thấy Lê Lợi cầm dao thái thịt, vừa cắt vừa ăn, liền bảo riêng với ông Trần rằng: “Bà Tiên Dung nói lừa ta đấy!” Rồi đến đền để đòi vàng lại. Đêm ấy bà Tiên Dung lại bảo: “Lê Lợi làm vua, đã có mệnh lệnh, nhất định rồi; chỉ vì Thiên

tinh chưa giáng đấy thôi, sao không đến mà đợi?”. Bấy giờ Lê Lợi đã được quyển

Binh thư và thanh gươm thần, đêm nằm đóng cửa đọc sách. Ông nhòm trộm và cùng ông Trần đẩy cửa bước vào. Lê Lợi tuốt gươm xông ra, hai người đều phục xuống đất nói: “Chúng tôi đường xa lặn lội tìm đến chỉ vì Minh Công có thể làm chủ thiên hạ

được đấy thôi”. Lê Lợi cười mà lưu lại. Ông bảo chưa nên vội khởi binh. Bèn dựng

nhà dạy học, thường chế ra những cái trống bỏi, nấu mật đặc nặn ra những con gà con chó cho lũ trẻ làm đồ chơi. Trẻ khác thấy thế đua nhau nói với cha mẹ đến xin theo học. Lại thường lấy mỡ viết lên khắp lá cây trong rừng mấy chữ sau: “Lê Lợi vi quân,

Lê Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Lê Trãi làm tôi). Sau kiến ăn mỡ đục thành nét chữ.

Những người đi kiếm củi thấy thế, cho là sự thiêng liêng, người nọ bảo người kia, nhân thế người đến nương theo càng ngày càng đông [37, tr.116-119]. Truyện vừa kể một cách chân thực dung dị về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, vừa thần thánh hóa “thiên mệnh” của họ. Thông qua truyện, ta thấy sự thông minh, tài năng, lòng kiên trì và hết lòng vì nước vì dân của người anh hùng Nguyễn Trãi. Vì thế án oan “tru di tam tộc” mà Nguyễn Trãi gánh phải cũng được các tác giả lí giải bằng chuyện phong thủy mộ địa qua lời dự báo của tướng giặc Hoàng Phúc: mả Tổ nhà ông, theo sách Kiểm kỳ của Hoàng Phúc nói rằng: “Nhị Khê mạch đoản, họa thảm tru di” [37, tr.125]. Điều này phải chăng ngụ ý trời cao ghen ghét người tài trong tư duy trung đại? Nhưng để xoa dịu nỗi đau về bi kịch, tác giả cũng ghi lại truyền thuyết về con rắn trong dân gian. Truyện kể rằng khi ông chưa hiển đạt, ở làng Nhị Khê dạy học trò. Một hôm trỏ cái gò ngoài đồng bảo học trò giẫy cỏ để dựng nhà dạy học. Học trò vâng lời, tảng sáng hôm sau ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến nói: “Tôi, người còn yếu, con còn nhỏ, xin

hãy thư cho ba bữa, để tôi được dời đi nơi khác”. Tỉnh dậy, ông ra gò xem thì thấy học trò đã dọn xong, họ bắt được hai quả trứng và nói thấy con rắn, nên đánh nó cụt đuôi chạy mất. Ông cầm hai quả trứng về nuôi giữ. Đêm hôm ấy, chong đèn đọc sánh, ông thấy có một con rắn trắng leo lên xà nhà, rỏ giọt máu xuống sách, ướt chữ Đại (là đời), vết máu thấm xuống ba tờ giấy. Ông tự hiểu mà rằng: “Nó sẽ báo oán ta đến ba đời sau”. Khi ông hiển đạt, thường mỗi ngày ở triều đình về, qua phố hàng chiếu, gặp một người con gái nhan sắc rất đẹp, tên là Thị Lộ. Hai bên dùng thơ đùa cợt rồi ông yêu mến, lấy về làm thiếp. Thị Lộ thường đi lại vào trong cung cấm, vua Thái Tông cho làm chức Nữ học sĩ. Đến khi vua thăng hà, triều đình đem nàng ra hỏi tội. Nàng nói là do ông xúi. Vì thế nên ông phải tội. Khi bị hành hình, người con gái hóa thành con rắn bò xuống mặt nước mất [37, tr.125-126]. Vụ án Lệ Chi Viên là có thật nhưng truyền thuyết là do tác giả ghi chép lại từ dân gian. Dù tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nào nhưng người đọc vẫn thấy được sự ngậm ngùi và tiếc thương cho bi kịch của vị anh hùng dân tộc. Đến đây, yếu tố huyền ảo trong câu chuyện phần nào làm giảm bớt nỗi đau mất mát quá lớn do sai lầm của lịch sử.

Không chỉ thế, các danh nhân còn là những người bản lĩnh, dám can gián vua chúa làm những việc sai trái và giúp đỡ người vô tội. Truyện Ông Nguyễn Duy Thì kể:

Quan thượng thư Nguyễn Duy Thì là một vị văn tướng nổi danh đời Trung Hưng.

Tính ngay thẳng nên khuyên can chúa Trịnh điều gì chúa đều nghe. Trong Vương phủ có một cỗ xe làm rất hoa mĩ. Một hôm ông đứng cạnh, bỗng trúng phong cấm khẩu ngã lăn vào xe. Chúa cho vực lên xe đưa về nhà, hôm sau ông vào chầu thưa rằng: “Hôm qua thần bị trúng cơn gió độc, nhờ ơn Chúa thượng tha lỗi cho. Nhưng xe này đã bị người ốm nằm vào, không đáng để Chúa thượng dùng nữa, nên thần xin lựa những bảo vật trong xe đem nộp lại”. Chúa biết ông định can ngăn mình không xa xỉ nên không trách móc gì [37, tr.26].

Về sau, có người mắc tội đáng chết, đã đi kêu van khắp nơi quyền quí không ai giúp được, ai ai cũng không cứu nổi. Người đó đem vàng đến nhờ người hầu nhà ông, người hầu bảo không giúp được nhưng thương tình đem vàng bỏ ở đầu giường của ông. Ông phát hiện, hỏi đầu đuôi sự việc, bảo đem trả vàng. Đang đêm vẫn đến gặp chúa bảo rằng nằm mộng thấy người báo án oan để xin tha tội chết cho người kia.

Chúa nghe lời khuyên đồng ý [37, tr.27-28]. Hay Nguyễn Công Hãng (Ông Nguyễn

Công Hãng), vị sứ thần đã dem tài hùng biện để đòi vua Thanh phải bỏ lệ cống người

vàng thay thế và hũ nước giếng thành Cổ Loa rửa ngọc trai [37, tr.40-41]. Những truyện này không dùng yếu tố huyền ảo nhưng tác giả mượn những điều huyền ảo, niềm tin trong dân gian (có thể các ông không tin) để xử lý sự việc theo mong muốn của mình. Điều này cho thấy tài năng và bản lĩnh hơn người của các danh nhân lịch sử. Thiết nghĩ, những nhân vật trên sẵn sàng đối mặt với khó khăn, có khi là cái chết, hy sinh thân mình để đem lại những điều tốt đẹp cho đất nước. Đinh Hoàn trong

Truyện người liệt nữ ở An Ấp (Truyền kỳ tân phả) vì sợ không hoàn thành sứ mạng

triều đình nên trong tiết trời lạnh giá và rừng rậm hiểm nguy vẫn không dừng chân nghỉ ngơi nên bệnh và mất [15, tr.79]. Chi tiết nhân vật bệnh, nằm mộng thấy “Thượng

đế vời cho một cái bút lớn”, nghĩ là không qua khỏi và đúng như thế. Mượn chi tiết

này, tác giả phần nào ca ngợi sự trung thành, tiết nghĩa của nhân vật đã được Thượng đế ghi công. Ví như truyện Ông Vũ Duệ (Tang thương ngẫu lục) kể:

Gặp khi nước có nhiều biến cố, ông theo vua Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa.

Quyền thần Mạc Đăng Dung đem quân đón về, ông mắng chửi tàn nhẫn, rồi mang

cả quả ấn Ngự sử gieo mình xuống của bể Thần Phù, tự tử.

Khi tiên triều trùng hưng, ấn Ngự sử đúc mãi không thành, bèn sai phường chài

lặn xuống cửa bể ấy mò tìm. Người lặn xuống thấy ông vẫn đội mũ mặc áo như

sống. Tính từ khi ông mất, đã hơn sáu mươi năm. Bây giờ mới đưa về huyện Sơn Vi táng [37, tr.165].

Chi tiết huyền ảo về cái chết của Vũ Duệ như một tấm gương sáng về lòng trung nghĩa của những danh nhân đương thời. Dù chết, họ vẫn một lòng “trung quân, ái quốc”. Đọc những truyện này, người đọc không khỏi xúc động và tôn kính họ.

Khi can gián vua không thành, những vị quan này quyết định từ bỏ công việc triều chính để về nhà dạy học, đào tạo nhân tài. Và nhờ vào tài năng, đức độ của mình, họ có thể cảm hóa cả quỷ thần, giúp đỡ cho dân lành. Truyện Ông Chu Văn Trinh

(Tang thương ngẫu lục) là một minh chứng. Chu Văn Trinh, tức là Văn An, người làng

Quang Liệt, huyện Thanh Trì, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám. Đời vua Dụ Tông, ông “dâng sớ xin chém 7 người, rồi treo mũ từ quan về ở ẩn

ở núi Chí Linh, dạy học trò. Sĩ phu đều kính ngưỡng như núi Thái sơn, sao Bắc đẩu”. Đời truyền rằng, khi ông dạy học ở thôn Cung Hoàng, trong bọn học trò có “hai người

thiếu niên, dung mạo kì vĩ, không bao giờ ngồi cùng chiếu với các học trò khác”. Có

người “trông thấy họ đi từ dưới nước lên”. Ông biết là “thủy thần”, gặp năm nắng to, ông sai đi làm mưa. Hai người từ chối thưa: “Thượng đế phong tỏa cả sông hồ, không

lấy đâu ra giọt nước nào mà làm mưa được”. Ông bảo lấy nước ở cái ao rửa nghiên

mực, hai người nói: “Lời thầy dạy không dám trái, nhưng trái ý Thượng đế sẽ bị

nghiêm phạt”. Hai thiếu niên đi, “một lúc mưa xuống như trút”. Bỗng chốc “thấy có

hai con thuồng luồng bị cụt đầu rơi xuống, ông thu nhặt rồi đem chôn ở ngoài cánh

đồng làng” [37, tr.114-115]. Bằng những tình tiết có tính hoang đường, câu chuyện đã

đề cao đức độ cả thầy và trò của Chu Văn An - người thầy đầu tiên của nước Việt - một con người hết lòng vì dân.

2.1.2.2. Thần tiên hóa hành trạng của danh nhân

Mặt khác, kể chuyện về các danh nhân, các tác phẩm giai đoạn này thường thần tiên hóa hành trạng và việc làm của họ. Khi Nho giáo có những biểu hiện suy tàn (thế kỷ XVIII - XIX), các nhà Nho đương thời chịu ảnh hưởng của Đạo giáo nhiều hơn. Họ thường tìm học theo các chân nhân đạo sĩ. Ở điểm này, chuyện kể về Phạm Viên là một điển hình. Tang thương ngẫu lục có đến 7 truyện/ký (có 1 truyện/ký viết riêng) và

Lan Trì kiến văn lục cũng có 1 truyện viết riêng đề cập đến nhân vật này. Viết về Phạm Viên, các tác giả kể về hành trạng xuất hiện kì lạ của nhân vật. Trong Lan Trì

kiến văn lục, truyện Phạm Viên kể về Phạm Viên người huyện Đông Thành, Nghệ An

như sau:

Viên sinh ra tuấn tú thông minh, đọc sách một lần là thuộc. Ông thường đọc Liệt tiên truyện, trong lòng hâm mộ các bậc tiên thánh, liền bỏ cả sách vở, chuyên luyện thuật tu tiên. Lâu dần, ông học được phép tiên. Năm hơn hai mươi tuổi, cha mất. Sau khi để tang cha xong, ông vào núi không trở về nhà nữa. Từ đó, có khi ông thác hình du ngoạn. Nhưng tung tích rất bí mật, có khi đi rồi mới biết, có khi vừa nhìn thấy trước mặt đã không biết đi đâu [60, tr.40].

Sau đó, ông dạy học trò ở Gia Viễn, khi thầy tới, chỉ mặc chiếc áo vải rách. Ở trọ hơn một năm, mùa đông, mùa hè cũng chỉ có chiếc áo ấy, chưa bao giờ thấy thầy tắm

gội, giặt quần áo. Học trò liền góp tiền mua một chiếc áo vải tặng thầy. Thầy nhận nhưng lại đem gửi ở nhà chủ, cũng không mặc bao giờ. Hơn năm sau, thầy từ biệt ra đi, bảo đưa chiếc áo bữa trước tặng ra, thầy mặc áo vào. Một lát sau lại cởi ra trao cho học trò và nói: “Vài năm nữa, thôn này sẽ có nạn cháy lớn. Khi ấy cầm lấy áo này, gọi

tên ta, thì ta sẽ tới cứu các người”. Qua mấy năm sau, giặc giã nhiều, thôn ấp bị giặc

đốt, lửa cháy đùng đùng. Người trong thôn cầm chiếc áo, chạy ra đồng gọi lớn tên thầy. Bỗng nhiên gió mưa ập tới, sấm sét nổi lên. Bọn giặc sợ hãi tan chạy, lửa cũng tắt. Người trong thôn bỏ chiếc áo vào hòm, bốn mùa hương hỏa thờ phụng [37, tr.40- 43]. Truyện cho thấy hành trạng và việc làm kì lạ, trên hết vẫn là hành động giúp đời, giúp người của chân nhân Phạm Viên. Truyện Dật sử của ông tiên họ Phạm trong

Tang thương ngẫu lục lại kể:

Đời truyền khi chân nhân đắc đạo trở về, (…) Gặp ngày giỗ mẹ, chân nhân dẫn

bốn tên gia đồng nhắm mắt mà đi. Chốc lát, mở mắt đã đến chợ Cầu Dền ở kinh

đô rồi. Lúc trở về, cũng như vậy. Một hôm ông mặc đồ sô gai, chống gậy vào nhà, khóc ầm lên. Các anh em trách sao lại như vậy. Không bao lâu. Ông Thượng mất.

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)