Về thời gian, có thể thấy những chuyện vua chúa, chuyện danh nhân thường kể về những nhân vật lịch sử có thật. Cho nên thời gian thực trong loại chuyện này thường là thời gian lịch sử theo kết cấu của thời gian tuyến tính. Các câu chuyện luôn gắn với từng thời đại cụ thể. Điều này cho thấy ý thức của nhà văn trong việc ghi chép “người thật, việc thật”. Ngược lại, những chuyện viết về đời sống thì yếu tố thời gian lịch sử không đậm nét bằng. Một số truyện có ghi niên đại, niên hiệu xảy ra sự kiện, nhưng mục đích chính là nhằm xác minh điều đang kể, bởi yếu tố thời gian trong những truyện này không góp phần tạo nên diễn tiến của câu chuyện. Theo Trần Nho Thìn thì các nhà nghiên cứu gọi loại thời gian này là “thời gian tiểu sử”. Thời gian tiểu
sử “là thời gian cá nhân, phản ánh các chặng đường đời của riêng một cá nhân, không
cần biết đến sự tương tác với thời gian lịch sử, với một triều đại”. Và cũng theo tác
giả, có những truyện thậm chí “chỉ kể một đoạn đời xác định của nhân vật, không kết
thúc bằng khuôn mẫu chết được phong thần hay hiển thánh” [74]. Truyện Trạng
này cũng thể hiện rõ nét trong Tang thương ngẫu lục. Ở nhiều truyện, tác giả không xây dựng thời gian thực theo trật tự thời gian tuyến tính mà chỉ cắt ra ở một đoạn đời nhân vật. Truyện Dật sử ông tiên họ Phạm chỉ kể về lúc chân nhân trở về khi giỗ mẹ và khi cha mất. Truyện Ông Đỗ Uông hay Tướng quân Đoàn Thượng, Ông Bùi Huy
Bích, Ông Dương Công Cảo, Chuyết Công thiền sư,… cũng có cách xây dựng thời
gian tương tự.
Bên cạnh thời gian thực, thời gian ảo cũng được xây dựng trong truyện, ký giai đoạn này thể hiện nhận thức của con người về thời gian ở thế giới ảo. Thời gian ảo thường không theo trật tự tuyến tính mà được cảm nhận bằng trải nghiệm của nhân vật ở thế giới huyền ảo. Ví như trong Truyện đền thiêng ở cửa bể (Truyền kỳ tân phả), mỗi lần Giáng Tiên xuống trần là mỗi lần Đào sinh hóa kiếp khác. Hay truyện Phạm Viên
(Lan Trì kiến văn lục) kể về một người học trò tên Nguyễn muốn theo chân nhân học
phép tiên, giữa đường ông khuyên quay về rồi đưa cho Nguyễn chiếc gậy, bảo cưỡi lên, dặn Nguyễn phải nhắm mắt, khi nào chân chạm đất mới mở mắt ra. Nguyễn làm theo lời thầy, cưỡi gậy tre, bay lên không trung. Phút chốc chân chạm đất, thì đã ở ngoài thôn quê hương, “về đến nhà, hỏi ra mới biết đã được hai năm rồi” [60, tr.43]. Ở
Bài ký chơi núi Phật Tích (Tang thương ngẫu lục), một nữ sư đi vào hang núi và đến
chợ âm phủ, khi gặp con rắn to nằm chắn ngang đường thì mới quanh về. Khi ra khỏi hang thì “tính từ ngày đi đã được một tháng hai ngày” [37, tr.85]. Hay truyện Thành
Đạo Tử (Tang thương ngẫu lục) lên chơi núi Thu Tinh, cầm đuốc vào soi trong hang,
giữa đường đuốc tắt tối om không biết lối nào mà ra. Sau gặp một người bạn học cũ đã chết từ trước bảo đây là nơi cửa ải của người và ma rồi cởi áo mặc cho. Thành Đạo Tử thấy trước mắt dần dần sáng sủa lên, bèn theo lối đó mà đi ra khỏi hang, “về đến nhà
thì người nhà tưởng là đã chết nên đã để tang và sắp đến ngày giỗ đầu” [37, tr.53].
Tương tự không gian, cách xây dựng thời gian ảo xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh người Việt.
Một đặc trưng của nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian trong truyện, ký huyền ảo thế kỷ XVIII - XIX là không gian, thời gian trong truyện không theo trật tự tuyến tính mà được huyền ảo hóa, đan xen thực - ảo.
Trên cái nền không gian, thời gian thực, một không gian, thời gian ảo được mở ra lấp lánh. Điều này làm nảy sinh yếu tố huyền ảo cho câu chuyện. Truyện Thành Đạo
Tử (Tang thương ngẫu lục) kể về Thành Đạo Tử theo chân Phạm Viên lên núi, không
gian núi sông là không gian thực: “Sau gặp chân nhân Phạm Viên, đi theo, núi cao sông lớn, vết chân trải qua hầu khắp. Một hôm cùng với hai người đạo hữu đi theo
chân nhân ra chơi biển cả”. Đến đây, không gian đã chuyển từ thực sang ảo: “Giữa
lúc sóng to gió lớn, bỗng thấy một con đường quanh co khúc khuỷu dẫn tới một trái
núi, cây cỏ um tùm, lại có những quả đào to bằng cái đầu. Chân nhân ngồi tạm nghỉ
và nghiêng bầu uống rượu, cho mỗi người mấy quả đào và bảo đừng ai giấu hạt đem
về. Kẻ theo hầu đều vâng nghe” và rồi không gian ảo hoàn toàn: “Rượu uống xong,
chân nhân ra đi, Thành Đạo Tử đi sau, cho là chân nhân không thể biết, liền giấu hạt đào trong người. Rồi lẩn quẩn nữa ngày không tìm được đường đi ra, nghĩ có lẽ vì hạt đào giấu trong người, bèn lấy vứt đi, mới đi ra được khỏi núi” [37, tr.51]. Truyện Tiên
trên đảo của Vũ Trinh cũng tương tự, lúc đầu là không gian thực “Một hôm, thuyền bị
gió đánh dạt vào hòn đảo giữa biển. Trên đảo núi non cây cỏ xanh tươi, chân núi đất bằng vài chục mẫu, cỏ non xanh rờn như trải thảm. Một con hươu từ trong bụi chạy
ra, tranh lấy chiếc bè chèo. Mọi người vạch dây leo đuổi theo”. Đến đây, không gian
chuyển dần sang ảo: “Lộc một mình đuổi tít vào sâu, quên mất lối ra. Trong lúc bối rối, bỗng thấy hơn chục con hổ từ trong núi lao ra, Lộc cả sợ trèo vội lên cây, cởi thắt lưng buộc lấy thân người. (...) Bỗng từ gốc cây bên kia nghe có tiếng cười nói. Lộc ngỡ là ma quỷ, (…) Nói rồi cởi dây lưng, tuột xuống đất, sửa lại y phục, chậm rãi đi tới” và không gian hoàn toàn là ảo: “Được mấy chục bước, thấy một phiến đá rộng
chừng một trượng, có hai cụ già đang đánh cờ trên đó. Lại có đứa hầu nhỏ pha trà,
trên phiến đá bày la liệt lê, táo, (…) Lộc lạy hai lạy, xin hai cụ chỉ cho đường về. Cụ già ra hiệu cho chú hầu bẻ một cành cây đưa cho Lộc và bảo: ‘Cầm cành cây này mà đi, thuyền ở phía trước kia kìa!’. Lộc từ biệt cụ già, ra khỏi rừng cây mấy bước thì đã thấy thuyền ở đó rồi” [60, tr.34-35].
Tương tự, thời gian thực - ảo cũng có mặt trong truyện Thần đền Chiêu Trưng
(Lan Trì kiến văn lục). Truyện kể về một anh lính ở Kinh đô, cuối năm về thăm quê ở
đi nhanh như bay. Rồi cảm thấy thân mình như đang ở trong mây, bên tai ù ù như tiếng xe gió, không sao dừng lại được. “Đến sáng ra, không thấy xe ngựa đâu nữa. Anh lính ngạc nhiên, quay nhìn xung quanh thì thấy mình đã ở dưới đền thờ Chiêu Trưng Đại vương, cách nhà chừng độ nửa canh đường, anh ta mới tìm đường về nhà.
Tính ra, trong khoảnh khắc, đã đi được hơn ngàn dặm” [60, tr.124-125].
Tóm lại, xây dựng không gian và thời gian huyền ảo là một đặc điểm quan trọng của truyện, ký huyền ảo. Yếu tố này một mặt làm tăng sự hấp dẫn cho câu chuyện, một mặt thể hiện tư duy của người trung đại về thế giới tâm linh. Bởi ở thế giới huyền ảo, không gian - thời gian là vô hạn, và con người trong thế giới đó luôn hoạt động bằng sức mạnh của vũ trụ, của phép thuật siêu nhiên. Đây cũng là cách thể hiện ước mơ của người xưa về khả năng kì diệu của con người, về một thế giới mà con người có thể làm những điều mình muốn, không ràng buộc, khổ đau.