Huyền ảo hóa chuyện nho sinh và khoa cử

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 68 - 73)

Ở xã hội phong kiến, thi cử là con đường được nhiều người lựa chọn và phấn đấu theo đuổi. Nho sinh là những đối tượng luôn được xã hội quan tâm và đặt nhiều hy vọng. Bởi lẽ họ sẽ là rường cột, góp phần vào sự hưng thịnh hay thành bại của đất nước. Vì vậy ở hầu hết ở các thể loại, nhân vật này đều xuất hiện khá dày đặc. Riêng ở truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX chuyện thi cử và nhân vật nho sinh - một phần không thể thiếu của bức tranh lịch sử đương thời - được khắc họa khá rõ nét bằng những truyện mang màu sắc huyền ảo. Tang thương ngẫu lục có 11/71 truyện/ký, Lan Trì kiến văn lục có 10/39 truyện và Truyền kỳ tân phả có 2/3 truyện viết về đề tài này.

2.1.3.1. Huyền ảo hóa chuyện nho sinh

Viết về chuyện thi cử, các tác giả giai đoạn này tái hiện một cách đầy đủ những hiện tượng xoay quanh “cửa Khổng, sân Trình”. Để thực hiện con đường công danh, nhiều nho sinh phải vượt qua hoàn cảnh khó khăn: mồ côi, nghèo túng, không có điều kiện thể hiện tài năng. Có thể nói, sự khó khăn, bất hạnh là một động lực để họ vượt qua và thi đỗ, thành công trở thành những tấm gương cho thời đại. Giống với môtip

trong truyện cổ tích, để vượt qua khó khăn và đỗ đạt, các nhân vật nho sinh đều ít nhiều nhờ sự giúp đỡ của đối tượng siêu nhiên: thần linh ma quỷ hoặc phong thủy, điềm báo.

Để các nho sinh đạt được ước nguyện đỗ đạt, tác giả huyền ảo hóa bằng cách để nhân vật nhận được sự giúp đỡ hoặc dự báo trước từ hồn ma hoặc từ những sự việc kì lạ. Truyện Ông Võ Công Trấn (Tang thương ngẫu lục), nhân vật được hồn ma cô gái cho biết trước tiền đồ.Hoặc trong Lan Trì kiến văn lục, Đỗ Uông được ma cây đa dự báo về đường công danh (Thượng thư họ Đỗ), Vương Dụng Tân nằm mơ được Cao Sinh báo trước câu đối nên sau này đỗ đạt (Điềm báo trước). Tất cả những truyện trên đều dùng yếu tố huyền ảo nhằm nêu lên quan niệm chuyện đỗ đạt của các nho sinh đều là do số mệnh, điều này gắn với thuyết “thiên mệnh” của Nho giáo. Cũng từ điều này đã dẫn đến việc một lớp nho sinh đương thời tin vào chuyện đồng bóng, những điềm báo về con đường công danh (Truyện Bà đồngMộng lạ trong Lan Trì kiến văn lục). Có người vượt qua những điềm báo để đỗ đạt. Trong Tang thương ngẫu lục, Bùi Cầm

Hổ (Ông Bùi Cầm Hổ) có tài nhưng do không thi nên đình thần không phục, khi khấn

thần thì đèn tắt, ông vẫn cố gắng đọc không sai, sau được vua tin dùng [37, tr.129- 130]. Dương Công Cảo (Ông Dương Công Cảo) lúc chưa đỗ, thường đến đền Trấn Võ cầu mộng. Thầy bảo: “Suốt đời làm dân thường”. Tỉnh dậy, buồn rầu, “nguội lạnh cả

lòng trường ốc”. Trong khoa thi hội, người giám sinh đi cùng mất, ông bèn mạo tên

vào trường làm thay và đỗ (dù chưa thi hương), sau bị phát hiện nhưng ông được ông Nguyễn Duy Hiểu (cũng trúng cách) xin chúa cho ông vào thi đình. Tuy đỗ nhị giáp nhưng bia vẫn ghi là dân thường [37, tr.202-203]. Hai truyện này phần nào phản ánh sự kiên trì và phấn đấu hết mình của con người trung đại luôn đặt thi cử, công danh lên hàng đầu. Về cơ bản, các nho sinh thời này đều tin vào những dự đoán, những điềm báo. Xét thấy, tư tưởng của Đạo giáo thế kỷ XVIII - XIX ảnh hưởng rất mạnh đến các nhà Nho đương thời. Và ẩn sau mỗi câu chuyện là thái độ phê phán sự gian dối, khuất tất trong thi cử - một hiện thực nhố nhăng, đầy tiêu cực của con đường khoa cử thế kỷ XVIII - XIX.

2.1.3.2. Huyền ảo hóa hiện thực khoa cử đương thời

Người đọc từng chứng kiến những hiện thực khoa cử đương thời qua những vần thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương (cuối thế kỷ XIX). Nhưng trước đó, truyện, ký giai đoạn này cũng đã đề cập rất rõ bằng việc ghi chép trực tiếp hay thông qua những câu chuyện huyền ảo. Có thể nói, thực trạng suy thoái của xã hội phong kiến thế kỷ XVIII - XIX đã kéo theo sự suy vi của Nho giáo. Mặt tiêu cực nhất của nó thể hiện ở chốn quan trường và tầng lớp nho sinh trí thức. Rất nhiều câu chuyện kể về việc nho sinh cầu đảo thần linh, ma quỷ để mong đỗ đạt. Ẩn sau tấm màn thần bí của những giấc mộng, cầu mộng, điềm báo, phong thủy, một sự thật trần trụi của nơi “cửa Khổng, sân Trình” được phơi bày. Nhiều nhân vật trong các truyện kể thật chẳng xứng đáng với danh tiếng ngoài sự may mắn ngẫu nhiên. Đỗ Uông (Ông Đỗ Uông - Tang thương

ngẫu lục, Thượng thư họ Đỗ - Lan Trì kiến văn lục), anh em Đàm Thận Huy (Ông

Đàm Thận Huy - Tang thương ngẫu lục) hay Nguyễn Trật là những người như thế. Nói

về nhân vật Nguyễn Trật, cả hai tác phẩm Tang thương ngẫu lục (Ông Nguyễn Trật) và Lan Trì kiến văn lục (Nguyễn Trật) đều viết về ông khá giống nhau và đều là chuyện “cười ra nước mắt”. Truyện kể về việc ông học dốt nhưng được thầy tướng số phán sẽ thi đỗ, ông cố gắng đi thi và được báo mộng. Ông nhờ cứu một giám sinh bị đau bụng, người đó đưa bài thi tạ ơn ông nên ông may mắn đỗ đạt. Truyện cho thấy, thật ra một số người đỗ đạt là do may mắn, sự mập mờ của vua và các quan trường, không phải do tài năng. Với những vị quan bất tài như thế thì tương lai đất nước sẽ ra sao? Qua những chi tiết huyền ảo (dự đoán và nằm mộng như thật), truyện cũng phần nào tái hiện lại chuyện thi hộ hoặc gian dối ở trường thi của hiện thực trường thi nhiều rối ren, lộn xộn. Một hiện thực kéo dài đến gần cuối thế kỷ XIX, như trong bức tranh hài hước của Tú Xương:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

(Vịnh khoa thi Hương)

Không dừng lại đó, một số truyện còn phản ánh nỗi vất vả của con người trong chế độ khoa cử, không khác gì lao dịch trong chiến tranh. Truyện Miếu cổ cửa Đông Hoa (Tang thương ngẫu lục) kể:

Thành Thăng Long đắp từ đời vua Lý Thái Tổ. Hồi ấy nhà vua xuống lệnh rất nghiêm, học trò ở trường Quốc học cũng phải ra cuốc đất đội sọt cả. Phạm sinh tên là Khởi Trương, người yếu ớt, không kham nổi việc nặng nhọc, ngã lăn ra bên

cạnh cửa Đông Hoa, bị phu tráng đắp chồng lên. Sau mấy tháng, người vợ ở nhà quê

lên, ngoảnh vào tường thành mà khóc ba ngày không dứt. Bỗng nhiên thành đổ, Phạm sinh lộ ra, mặt vẫn tươi tỉnh như lúc sống, ai trông thấy cũng phải kinh dị. Việc đến tai triều đình, sai dựng miếu thờ ngay chỗ ấy, đến nay hãy còn [37, tr.139].

Truyện kể ngắn gọn, chi tiết giống với điển tích của Mạnh Khương thời Tần Thủy Hoàng. Các tác giả lấy câu chuyện từ thời Lý có tính chất huyền ảo nhằm ngụ ý phê phán chuyện học hành thi cử từ bao đời là khó khăn vất vả, vậy mà vẫn có nhiều người đổ xô vào nó. Cao Bá Quát sau này cũng từng nói:

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số tỉnh bao người?

(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)

Và ông đã cảnh tỉnh con người qua câu hỏi “Anh đứng làm chi trên bãi cát?” để bộc lộ quan niệm từ bỏ khoa cử, công danh.

Chủ trương ghi chép khách quan, không bộc lộ tình cảm, Tang thương ngẫu lục

của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án vẫn phê phán chế độ khoa cử đương thời. Trong tình hình đất nước loạn lạc, nhiều biến động thì con đường khoa cử không là duy nhất và không còn hấp dẫn nho sinh. Điều này trong Thi nội đã được dự báo: “Ba giường

đã đứt, nhà Lê còn bền được sao!” [37, tr.136] hoặc cô gái trong Ma Đồng Xuân cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dự báo cho Trần Văn Vĩ: “Nay nhà Lê sụp đổ tới nơi rồi, mà ông cũng chẳng đỗ đạt gì

đâu, đừng gân cổ đọc sách dọa nạt tôi làm gì!” [37, tr.38]. Bao bọc trường thi là hình

ảnh của mê tín dị đoan, ma quỷ lộng hành xuất hiện ở trường thi trong nhiều truyện nhằm ngụ ý về một không khí trường thi u ám, một xã hội nhiễu nhương, loạn lạc. Người có tài thì bị bùa chú nên đau bụng mà thi rớt, người không có tài thì may mắn thi đậu… Qua các chuyện phong thuỷ, giấc mộng, điềm báo, các tác giả đã “vén bức

màn thần bí” của những kiểu tiêu cực trong khoa cử. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của triều Lê và xã hội phong kiến cuối thế kỷ XVIII - XIX.

Từ đó dẫn đến hiện tượng suy sụp về mặt tinh thần, tư tưởng của tầng lớp nho sĩ. Một số nho sinh dễ sa ngã, mê đắm tửu sắc mà quên chuyện học hành (Ông Dương

Công Cảo - Tang thương ngẫu lục). Một số không xem chuyện thi cử, công danh là

quan trọng mà đắm chìm trong tình yêu nam nữ hoặc thú vui du ngoạn, thi ca. Về mặt này, Truyền kỳ tân phảthể hiện khá đậm nét. Đào sinh vì không được cùng vợ lên tiên,

từ khi vợ chết, chàng mang theo con vào Kinh đô, ở một mình trong phòng, bỏ cả việc

học hành; lúc đứng lúc ngồi, không lúc nào không đeo nỗi u sầu” [15, tr.104]. Đến cả

những hạng lương đống của triều đình như Phùng Khắc Khoan, Ngô sinh, Lý sinh cũng không lấy gì làm nhiệt tình với quốc gia đại sự. Họ tỏ ra chán ngán với công danh, say mê xướng họa thơ văn với tiên nữ:

Danh lợi bon chen một cuộc đời,

Tây Hồ phóng bộ thảnh thơi chơi.

Bồng Lai, Phương Trượng đều hư huyễn, Tiên, tục chẳng qua chỉ ở người.” [15, tr.112].

Phú quý sao bằng thú trăng gió,

Thanh cao không nhuộm bụi trần ai.” [15, tr.122].

Tóm lại, chuyện thi cử là một vấn đề quan trọng trong đời sống của kẻ sĩ trung đại. Truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX dành nhiều trang viết về đề tài này. Với yếu tố huyền ảo, các tác phẩm phần nào thể hiện hiện thực khoa cử đương thời và quan điểm của tác giả. Là những người không gặp may mắn trên con đường công danh, nhưng các tác giả giai đoạn này vẫn kì vọng vào những nho sinh làm rạng danh đất nước, đem đến một cuộc biến chuyển lớn lao nào đó cho xã hội. Đây sẽ là những người mang đến cho nhân dân những hy vọng mới về tương lai đất nước, thắp lên trong lòng người dân những tia hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, dưới sự tác động của lịch sử đầy bão táp, niềm kì vọng của họ vẫn dự báo những điều tiêu cực không tốt đẹp về thời đại họ đang sống. Vì những điều trên, trong bài ký Chùa Tiên Tích, Nguyễn Án đã cảm thán: “Trò đời thịnh suy thay đổi, buồn biết chừng nào!” [37, tr.64]. Những dự cảm trên cũng cho thấy sự suy vi, rạn nứt của triều đại trong nhận

thức của một số nhà Nho dương thời, mà Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, hay Vũ Trinh cũng không ngoại lệ.

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 68 - 73)