Vận dụng môtip dân gian

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 123 - 132)

Môtip dân gian là yếu tố nghệ thuật luôn được sử dụng trong các truyện truyền kỳ trung đại. Môtip này bắt nguồn từ những chuyện kể dân gian nhằm thần thánh hóa các vị vua, các anh hùng. Với tư duy trung đại con người và thần tiên, ma quỷ không tách rời mà có sự liên hệ qua lại với nhau, các môtip này sử dụng đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.

* Thụ thai, ra đời thần kì

Nhằm làm tăng tính huyền ảo và kì lạ cho câu chuyện, các tác phẩm sử dụng môtip thụ thai thần kì. Truyện Đứa con của rắn, Khỉ (Lan Trì kiến văn lục) và Núi

Đông Liệt, Đứa con đen (Tang thương ngẫu lục) giống nhau về nguồn gốc thụ thai và

ra đời của nhân vật. Riêng truyện Núi Đông Liệt sử dụng môtip giống truyện Thánh GióngSọ Dừa trong truyện cổ Việt Nam:

Trong núi có bàn cờ đá, cạnh bàn có một lốt bàn chân, to hơn chân người bình thường. Có một người con gái giẫm chân vào đó, bụng thấy cảm động rồi có

mang sinh ra một đứa con gái. Đứa con ấy lọt lòng ra đã biết nói, biết việc quá khứ và tương lai. Tiếng đồn đến Triều đình, được vời vào Kinh, hỏi việc quỉ thần, hỏi đâu trả lời ngay dược đấy. Thấy là quái dị, Triều đình lại cho về. Được 3 tuổi thì đứa bé chết. Người ta cho là Tiên, lập miếu thờ, nay miếu đó hãy còn dưới núi

[37, tr.106].

Hay truyện Đứa con đen cũng là một hình thức ra đời kì lạ, truyện kể về người con gái ở phố Lai Trào, trấn Hoa Dương lấy người lái buôn nước Tây đen. Sau người lái buôn về nước, dặn 3 năm không thấy sang, thì cứ việc đi lấy chồng. Qua kì hạn, nàng cải giá, nhưng sinh được một người con trai, da thịt đen hệt như người chồng cũ. Chồng muốn vứt bỏ đi, có người biết bảo: “Đó là dư khí hãy còn sót lại, cho nên rợ Hồ có cái tục rửa ruột” [37, tr.94]. Truyện lí giải việc thụ thai của người vợ thật kì lạ. Tóm lại, qua môtip thụ thai thần kì, các tác giả nhằm lí giải những hiện tượng bất thường của con người trong dân gian. Thật ra những truyện trên có lẽ xuất phát từ những câu chuyện kể về hiện tượng quái thai hay bệnh tật của đứa những trẻ khi sinh ra. Đọc truyện ta thấy nỗi cảm thông và xót xa cho những số phận đáng thương như thế.

Sự ra đời thần kì của nhân vật là môtip được sử dụng khi kể về nguồn gốc của vua chúa, các vị anh hùng hoặc các câu chuyện kì lạ. Đó là chuyện vua Lê Thần Tông là hiện thân của lão ăn mày (Thần Tông hoàng đế - Tang thương ngẫu lục), vua Lê Thái Tông và Trường Lạc hoàng hậu là hiện thân của tiên đồng, ngọc nữ trên Thiên đình, Lương Thế Vinh là hiện thân của tiên trên trời (Thánh Tông hoàng đế - Tang

thương ngẫu lục); hay Giáng Tiên (Liễu Hạnh) cũng vốn là tiên (Truyện nữ thần ở Vân

Cát - Truyền kỳ tân phả), hoàng tử con vua Lý vốn là thuồng luồng (Đền Linh Lang -

Tang thương ngẫu lục). Tất cả nhằm đề cao nguồn gốc xuất thân của nhân vật. Chuyện

Đẻ lạ (Lan Trì kiến văn lục) lại là một cách kể khác về môtip ra đời kì lạ, đứa bé được sinh ra sau khi người mẹ đã chết, cơ thể đã trương sình, thế mà đứa bé vẫn sống. Môtip được vận dụng cho thấy sức sống kì diệu của con người và tình mẫu tử thiêng liêng.

* Lên trời, xuống thủy phủ

Môtip này được dùng để thể hiện mối tương thông giữa các thế giới: thiên đình - trần gian - địa ngục - thủy cung và thường gắn với các câu chuyện về thần tiên.

Nguyễn Lộc từng được lạc trong chốn tiên cảnh (Tiên trên đảo - Lan Trì kiến văn lục) hay Thành Đạo Tử từng vào chốn thần tiên và cũng từng bước qua ranh giới dương gian - âm phủ (Thành Đạo Tử - Tang thương ngẫu lục). Ở Bài ký chơi núi Phật Tích

(Tang thương ngẫu lục) kể về nhân vật nữ sư vào chợ âm phủ cũng tương tự.

Truyện đền thiêng ở cửa bể (Truyền kỳ tân phả) và Sông Dụng (Tang thương

ngẫu lục) thì kể về thế giới thủy phủ. Con người ở thế giới đó có thể giao tiếp và liên hệ với trần gian. Truyện đền thiêng ở cửa bể kể sau khi được linh hồn nàng Bích Châu cho viên ngọc châu Triệt Hải, vua sai người “viết một phong thư bắn ra ngoài bể, treo

ngọc minh châu chiếu ra, quả nhiên thấy lầu son gác tía, thành đồng ao nông, con

cháu ngư long cưỡi ngựa đi kiệu, qua lại dưới thành, không lúc nào ngớt bóng người

[15, tr.56].

Truyện Sông Dụng (Tang thương ngẫu lục) có đoạn:

Bên cạnh vực có những làng xóm cư dân đông đúc. Người ta thường thấy có mấy bọn người đàn bà con gái đến chợ buôn bán, y phục, ngôn ngữ ra lối tỉnh thành. Có người dò theo, thấy bọn người ấy đi đến sông thì mất. (…) thấy trên bãi cát có hai người cưỡi ngựa chạy quanh ba vòng rồi cùng song cương mà đi xuống nước cả. (…) Một lúc, thấy mấy tòa lâu đài nổi lên ở giữa dòng sông, nhỏ như quyển sách, chỉ trong chớp mắt đã cao lên đồ sộ. Quan lại, kẻ hầu, người hạ nhộn nhịp đi lại khá đông. Lúc lâu, người ấy ngứa cổ không thể nhịn được, dặng hắng một tiếng, lập tức những lâu đài trước mắt, chìm mất hết, rồi có hai con cá lớn, cụt đầu nổi ở bến sông, nước sông đỏ lòm [37, tr.102-103].

Có khi nhân vật được đến nơi kì lạ không biết là ở thế giới nào. Truyện Ông Sấm

(Tang thương ngẫu lục) kể lại: Một người nhà giàu thường đi buôn bán ngoài bể khơi,

bị sóng gió đánh đắm thuyền, ông giạt đến một hòn đảo. Trên đảo, toàn những người đen xấu, ăn mặc cày cấy cũng giống như người đời. Ông ở đấy làm mướn mấy năm. Một hôm, người trong đảo bảo rằng: “Anh có muốn về thì đi theo ta”. Người đó trao cho một đầu thừng bảo cầm lấy và nhắm mắt lại. Rồi ông bay lên trời, nghe thấy tiếng sấm ù ù bên tai. Một lúc, thừng đứt, ông lăn xuống đất, nhìn ra thì đã là cổng làng [37,tr 201]. Những truyện Hang núi giữa biển, Núi trên biểnĐá nổi trong Lan Trì kiến văn lụccũng kể tương tự.

Tóm lại, với môtip trên, truyện thể hiện trí tưởng tượng phong phú của con người về nhận thức thế giới. Dù mượn môtip dân gian nhưng qua các câu chuyện huyền ảo, người đọc biết thêm về những vùng đất mới, nơi con người đã đặt chân trong quá trình khai hoang của mình.

* Sống, chết kì lạ

Môtip này được vận dụng ở nhiều câu chuyện thể hiện niềm tin vào linh hồn và sức sống kì lạ của con người. Đa số các truyện đều cho rằng con người có linh hồn sau khi chết, vì thế mới có chuyện ma quỷ ở dương gian. Đối với những nhân vật đặc biệt thì sau khi chết, xác của họ vẫn nguyên vẹn và tinh anh như khi sống (Thần Cửa Cờn

trong Lan Trì kiến văn lục, Miếu cổ cửa Đông Hoa, Ông Vũ Duệ trong Tang thương

ngẫu lục). Theo quan niệm dân gian, môtip này được sử dụng nhằm ca ngợi linh hồn

bất tử hoặc nói về nỗi oan của con người khi còn sống chưa được giải tỏa.

Có khi người chết rồi vẫn hoạt động như người sống. Đẻ lạ (Lan Trì kiến văn lục) là trường hợp như thế thể hiện tình mẹ vĩ đại, vượt cả ranh giới sống chết. Ở Đẻ lạ, chúng tôi thấy có sự trùng hợp về môtip với truyện Mẹ ranh càn sát (Tang thương

ngẫu lục). Dù Phạm Đình Hổ chủ trương phê phán bọn ma quỷ lộng hành nhưng sâu

xa trong truyện (có lẽ bắt nguồn từ những câu chuyện kể dân gian về hiện tượng “ma giấu”), người đọc vẫn thấy khao khát được chăm sóc, gần gũi với trẻ con của linh hồn người phụ nữ không siêu thoát. Vậy phải chăng truyện cũng mang một ý nghĩa nhân sinh?

Môtip này còn được sử dụng trong những câu chuyện về tình yêu. Vì tình yêu con người có thể chết đi sống lại (Sống lại - Lan Trì kiến văn lục), vì tình yêu con người có thể thủy chung hóa đá (Câu chuyện tình ở Thanh Trì - Lan Trì kiến văn lục) hay hóa kiếp vẫn nhớ về nhau (Truyện nữ thần ở Vân Cát - Truyền kỳ tân phả).

Sử dụng môtip, Vũ Trinh còn viết những truyện kể về việc con người nhớ lại kiếp trước của mình (Nhớ kiếp trước), có khi là nhớ nhiều kiếp (Nhớ ba kiếp). Cao Bá Quát trong Mẫn Hiên thuyết thoại cũng từng viết truyện Quả báo tương tự. Điều này thể hiện quan niệm về sự kì diệu của linh hồn theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Từ đó, các truyện giáo dục con người phải sống tốt ở kiếp này để kiếp sau bớt khổ đau.

* Diệt yêu quái

Đây là một môtip thường sử dụng trong truyện cổ tích thần kì kể về những nhân vật dũng cảm, anh hùng. Khi cuộc sống có những điều quái dị, gây ảnh hưởng xấu đến con người thì sẽ có những anh hùng sẵn sàng xả thân tiêu diệt, trừng trị đối tượng đó. Các truyện Truyện đền thiêng ở cửa bể (Truyền kỳ tân phả); Khỉ, Đánh ma, Con giải,

Ma cổ thụ (Lan Trì kiến văn lục), Chùa Tiên Tích, Núi Rết, Tượng Già Lam ở chùa

Đông, Sông Độc, Người khổng lồ, Mẹ ranh càn sát (Tang thương ngẫu lục) đều sử

dụng môtip này. Trong đó truyện Con giảiNúi rết là tiêu biểu, giống với môtip diệt quái vật trong truyện cổ dân gian. Truyện Con giải cho thấy sự thông minh của người chồng có vợ bị giải ăn thịt, anh lấy “ba bốn ngàn quả trứng vịt, trứng ngỗng, quả nào cũng xiên một lỗ nhỏ, lấy hết lòng đỏ, lòng trắng ra, đem vôi sống tán nhỏ nhét vào trong vỏ trứng, rồi lấy giấy dán kín” rồi “đem số trứng ấy ra rải khắp bãi cát, lấy lòng

trứng vẩy lên xung quanh và bãi cát gần bờ”, cuối cùng ba con giải “nuốt vài trăm

quả, bụng lặc lè bò xuống sông (...) Sáng hôm sau, ba con giải nối nhau chết, lần lượt

nổi lên mặt sông, (…) Từ đó, dòng sông không còn nạn giải làm hại nữa” [60, tr.132-

133]. Truyện Núi Rết kể lại: Ấp Ngọc Sơn, ở giữa hai châu Hoan - Ái, có một ngọn núi, gọi là núi Rết. Có miếu thờ làm ngay ở giữa hang núi. Hàng năm phải lấy người làm vật cúng tế, người trong ấp cắt lượt nhau gánh chịu. (...) Có một anh nghèo kiết kia đến lượt, phải làm vật tế thần, không biết làm thế nào. Tới kì, anh tắm rửa sạch sẽ, để đi làm vật hy sinh nhưng trong mình giấu sẵn một con dao sắc. Canh tư, anh ta hăng hái ra đi. Làng tế xong, khóa trái cửa lại, rồi về. Anh ta cầm dao chặn ở cửa hang đợi chừng một trống canh, thấy một mùi tanh nồng nặc tỏa ra bốn phía, rồi một con rết cực kì lớn như cái mộc (lá chắn) rầm rầm từ trong hang bò ra. Anh giơ dao đâm ngay, chẳng mấy chốc thì con rết chết. Từ đấy không thấy còn con quái ấy nữa [37, tr.107]. Truyện gần giống với truyện Thạch Sanh trong cổ tích. Mượn môtip này, tác giả ca ngợi sức mạnh chính nghĩa và lòng dũng cảm của con người. Trước ma quỷ, thần linh, con người thường tỏ ra sợ hãi, tôn kính, nhưng trước những bọn ma quỷ lộng hành và hung thần hưng yêu tác quái thì con người sẵn sàng đối mặt, trừng trị chúng. Như vậy, thông qua môtip diệt quái vật, các tác phẩm thể hiện niềm tin vào sức mạnh của con

người, và lòng yêu chính nghĩa, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để bảo vệ chính nghĩa. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.

* Duyên kì ngộ

Đây là một môtip quen thuộc trong truyện cổ viết về tình yêu, cho thấy cách nhìn cuộc sống theo quan niệm của Phật giáo. “Duyên” là là sự gặp gỡ, ở đây là sự gặp gỡ

kì lạ. Truyện nữ thần ở Vân Cát của Đoàn Thị Điểm là tiêu biểu cho việc vận dụng

môtip này. Ba lần gặp gỡ, Giáng Tiên và Đào sinh đều có mối duyên kì lạ. Trong tác phẩm của Vũ Trinh, sự gặp gỡ kì lạ này cũng đem đến những mối tình thủy chung của các nhân vật (Sống lại, Câu chuyện tình ở Thanh Trì, Tháp Báo Ân, Trạng nguyên họ Nguyễn). Tang thương ngẫu lục cũng có những truyện tương tự nhưng ít tính chất huyền ảo hơn. Ví như Uông Sĩ Đoan (Ông Uông Sĩ Đoan) bị vợ đòi lại quần áo mà gặp cô gái cho bộ quần áo nên nhớ ơn, Nguyễn Văn Giai (Ông Nguyễn Văn Giai) vì tắm ao nhà thầy bị bạn bè giấu quần áo và cũng được cô gái cho mảnh vải che thân mà ghi lòng, hay Hoàng Sầm (Ông Hoàng Sầm) khiêng kiệu quan, chỉ một cái liếc mắt mà đem lòng yêu tiểu thư quyền quý… Những câu chuyện về tình yêu sử dụng môtip duyên kì ngộ nhằm ngợi ca tình yêu tự do, xuất phát từ sự rung động con tim, và vì mối duyên này, con người có thể tìm mọi cách, vượt qua khó khăn, kể cả sống chết để đến được với nhau. Trong xã hội còn nhiều định kiến, điều đó thật đáng quý.

Mặt khác, môtip duyên kì ngộ còn dùng trong những truyện kể về cuộc gặp gỡ kì lạ của con người và những nhân vật thần tiên. Điều này thể hiện quan niệm của nhà Phật, con người có duyên hay không là do ý trời, và để tích duyên, con người phải sống có đạo đức thì mới gặp những điều may mắn, tốt đẹp.

* Phép thuật

Phép thuật thường dùng để giúp người, cứu đời. Môtip này được dùng trong truyện cổ để trợ giúp nhân vật hoàn thành ước muốn. Phép thuật trong truyện, ký giai đoạn này cũng không ngoại lệ. Phép thuật thường do các vị thần tiên ban cho con người để giúp họ vượt qua khó khăn. Đó là viên ngọc châu Triệt Hải của Bích Châu giúp vua Lê Thánh Tông thông thiên với thủy phủ mà diệt trừ Giao thần (Truyện đền

thiêng ở cửa bể - Truyền kỳ tân phả). Đó là cành cây mà hai tiên ông cho Nguyễn Lộc

cũ của chân nhân Phạm Viên giúp cho dân làng vượt qua binh lửa chiến tranh, cây gậy của Phạm Viên giúp học trò trở về làng (Phạm Viên - Lan Trì kiến văn lục). Đó là chiếc mũi gõ ra vàng của ông tiên ăn mày giúp cho Ất (Tiên ăn mày - Lan Trì kiến văn lục), là sợi dây của những người trên đảo lạ giúp ông Sấm quay về làng (Ông Sấm -

Tang thương ngẫu lục),…

Phép thuật còn dùng vào việc tiêu diệt ma quỷ, bệnh tật - nguyên nhân gieo rắc tai vạ, đau khổ và sợ hãi cho nhân gian. Thầy phù thủy Trần Lộc trong Nội đạo tràng

(Tang thương ngẫu lục) từng làm phép: “phóng một cái quyết lật đổ núi. Yêu hóa làm

con quạ bay vút lên trời. Tổ sư lại phóng mấy cái quyết trúng vào mình nó, nó phải sa xuống đất mà chết. (…) Tổ sư nghĩ vì cái yêu khí ở vùng Tây Nam mới yên, chưa dám

đi ngay, liền cử đồ đệ là Pháp bộ Kim Cương đi thay, đấm vào ngực mà niệm chú

[37, tr.109-110]. Tương tự, truyện Thành Đạo Tử (Tang thương ngẫu lục) kể một hôm ông cùng với đồ đệ đi chơi, vào cửa một nhà, gặp chủ nhân mắc chứng đau tim. Thành Đạo Tử cho rằng trên nóc nhà có một con ma, nó cầm giáo mà đâm vào tim người bệnh, nên bảo người nhà “bắt một con cóc treo lên dọa nó, tự khắc nó phải lui”. Nhà chủ “nghe lời làm theo, quả nhiên bệnh khỏi” [37, tr.52].

Phép thuật có khi điều khiển được cả hiện tượng thiên nhiên. Trong hệ thống các vị thần của người Việt, mỗi thần có trách nhiệm riêng, chẳng hạn thần Sấm tạo sấm sét, thần gió nổi gió, thổi mây, Long vương làm mưa,… Thế nên, khi bị thiên nhiên ngăn trở, con người liền cầu khấn đến các vị thần linh. Truyện Sông ĐộcTang thương

ngẫu lục) kể về chúa Trịnh khi thuyền tuần du đến đây, bị bãi cát nổi trên sông chặn

lại. Sau lời cầu khấn của Chúa, phép thuật đã linh ứng. Từ lòng sông “bỗng có hai con rắn xuất hiện, dài hơn một thước, to bằng ống tre, bò ngoằn ngoèo qua cái bãi ấy. Bò đến đâu, cát tan ra đến đấy, nước sông lại đầy lên như cũ” [37, tr.146].

Để phép thuật linh nghiệm, hầu hết các nhân vật trong truyện phải tu dưỡng đạo đức, có khi phép thuật đã có trong tay nhưng làm điều trái quấy thì phép thuật cũng biến mất. Vì xin đến 5 quan thay vì chỉ 36 đồng mà người ăn xin mất đi phép thuật trong chữ viết của Phạm Viên cho ở bàn tay (Người làm mướn ở kinh thành - Tang

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 123 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)