Đặt cái ảo trên nền bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 137 - 141)

Ngoài việc vận dụng môtip dân gian, một cách thức quan trọng trong viết truyện huyền ảo là cái ảo phải đặt trong bối cảnh lịch sử hay hiện thực đời sống. Điều này được các nhà viết truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX vận dụng thành công. Các nhân vật, sự kiện đều có nguồn gốc, lai lịch, hoàn cảnh và địa điểm “xác thực”. Mục đích của việc làm ấy là để khẳng định với người đọc: những câu chuyện kì lạ sắp sửa được kể ra là hoàn toàn có thực. Hầu hết các chuyện kì lạ đều được đặt trong địa danh hay niên hiệu lịch sử cụ thể.

Địa danh trong các tác phẩm trải dài từ kinh thành (Thăng Long) đến các vùng miền Bắc như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam lên tận miền núi như Hà Tây, Tuyên Quang và dọc theo các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam,… và vào cả phía Nam như Bảo Lộc, Gia Định… Trong đó triều đình và trường thi ở kinh thành được nói đến nhiều nhất.

Niên hiệu trong các tác phẩm cũng được gắn với các triều đại cụ thể, từ các thời tiền triều như thời Lý - Trần đến thời Hậu Lê và Lê Mạc, Trịnh Nguyễn.

Niên hiệu Thời gian Vua

Thuận Thiên 1010-1028 Lý Thái Tổ Long Thụy Thái Bình 1054-1058 Lý Thánh Tông

Quảng Hựu 1085-1091 Lý Nhân Tông Thiên Thuận

Thiên Chương Bảo Tự

1128-1132

1133-1138 Lý Thần Tông Thiệu Bảo

Trùng Hưng

1279-1285

1285-1293 Trần Nhân Tông Khai Hựu 1329-1341 Trần Hiến Tông Thụ Phong 1341-1357 Trần Dụ Tông

Đại Trị 1358-1369

Thuận Thiên 1428-1433 Lê Thái Tổ Thiệu Bình 1434-1439 Lê Thái Tông Thái Hòa (Đại Hòa) 1443-1453 Lê Nhân Tông

Quang Thuận 1460-1469 Lê Thánh Tông Diên Thành 1578-1585 Mạc Hậu Hợp

(nhà Mạc) Quang Hưng 1578-1599 Lê Thế Tông

Hoằng Định 1600-1619 Lê Kính Tông Vĩnh Tộ Đức Long Dương Hòa Khánh Đức Thịnh Đức Vĩnh Thọ Vạn Khánh 1619-1629 1629-1635 1635-1643 1649-1653 1653-1658 1658-1662 1662 Lê Thần Tông

Dương Đức 1672-1674 Lê Gia Tông Vĩnh Thịnh

Bảo Thái

1705-1720

1720-1729 Lê Dụ Tông Vĩnh Hựu 1735-1740 Lê Ý Tông Cảnh Hưng 1740-1786 Lê Hiển Tông

Trong đó, thời Lê, đặc biệt niên hiệu Cảnh Hưng (vua Lê Hiển Tông), được nhắc đến nhiều nhất. Bởi niên hiệu Cảnh Hưng là thời đại các tác giả đang sống và là triều đại trị vì lâu nhất của nhà Lê, với sự nhún nhường của vua Lê Hiển Tông. Đây cũng là giai đoạn cuối của triều Lê, trước khi Lê Chiêu Thống lên ngôi và bán nước.

Qua nghiên cứu, có thể nói ý thức ghi chép chính xác lịch sử của các tác giả truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX là một điều đáng trân trọng. Bởi tên các vùng đất, các di

tích đều có thật, ứng với từng giai đoạn lịch sử là chính xác. Cho nên trong Lời giới

thiệu Tang thương ngẫu lục, Trương Chính đã nhận xét:

Khi tra cứu để chú thích tập sách này, căn cứ vào những tài liệu lịch sử, địa lý chính xác, mà ngày nay có thể có được, chúng tôi không gặp một chỗ lầm lẫn nào đáng kể. Tên đất, tên người, năm tháng và các sự kiện, có thể kê cứu được, thì không xê xích mấy. Lấy một thí dụ nhỏ: Truyện Sông Dụng. Sông Dụng là tên

khúc Lam chảy qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; những

tên làng hai bên bờ sông, như Đại Đồng, Đồng Luân,… đều đúng cả, mặc dù chuyện không thể tin được [37, tr.13-14].

Và trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự, Nguyễn Đăng Na cũng đã nhận xét về văn xuôi trung đại “Trong thực tế, các tác giả kể trên đã cố gắng viết về “người thật việc thật”, cố gắng “bám sát” các sự kiện

đương thời. Truyện An Ấp liệt nữ của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ khá điển hình”. Để

làm rõ điều này, tác giả dẫn ra việc đối chiếu một số sự việc, chi tiết trong Truyện đền thiêng ở cửa bể (Truyền kỳ tân phả) với ghi chép lịch sử như sau: [44, tr.27-28].

Truyện đền thiêng ở cửa bể Ghi chép trong “Toàn thư”

1. Long Khánh năm thứ tư (1376)…

tháng Chạp, (vua Trần) kéo quân đi

đánh giặc (phía Nam).

2. Ngự sử trung tán Lê Tích… can

rằng: Hiện nay mới dẹp yên nội nạn, ví như cái nhọt bọc kia chưa khỏi hẳn,

vua không nên lấy giận riêng mà khởi

binh, tướng không nên cầu công mà đánh liều… Cần gì nhà vua phải thân chinh?

3. Tiến sâu vào cửa động Ỷ Mang,

trúng phải kế của Bà Ma, toàn quân

nhà vua bị hãm hại ở trong động ấy.

1. Long Khánh năm thứ tư (1376), tháng

12, vua (Trần) thân đi đánh Chiêm

Thành.

2. Ngự sử trung tán là Lê Tích dâng sớ

rằng: …ngày nay mới dẹp yên được giặc trong nước, ví như cái nhọt bọc lâu năm chưa khỏi. Chúa không nên lấy nỗi tức giận riêng mà dấy quân, tướng không nên cầu công mà đánh liều… Nếu xa giá đi đánh, thần nghĩ là không nên.

3. Đóng (quân) lại ở động Ỷ Mang… Bà

Ma giả đầu hàng (vua bị lừa vào chỗ

4. Niên hiệu Hồng Đức… hạ chiếu

phát binh, vua thân hành đốc xuất

thủy binh.

5. Vua… bảo tả hữu rằng: ...(lời vua

nói giống tờ chiếu của vua trong

“Toàn thư”).

6. Khi gặp nhau mùa xuân, khí trời ấm

áp, buồm gấm gió đưa, thuyền rồng

êm sóng… Vua liếc mắt xa trông, liền

ngâm một bài thơ…

hãm trận mà băng.

4. Hồng Đức năm thứ nhất… vua xuống

chiếu thân đi đánh Chiêm Thành.

5. Vua xuống chiếu rằng… (tờ xuống

chiếu giống lời vua nói trong truyện của

Đoàn Thị Điểm).

6. Trời mưa nhỏ, gió bắc… mưa này là mưa nhuần quân, gió phương Bắc là gió hòa, cho nên khi thuyền vua đi thì có câu thơ rằng…

Như đã nói, những câu chuyện trong truyện, ký đa phần là ghi chép từ lịch sử đời sống, có khi chính tác giả chứng kiến, nhưng phần nhiều là được nghe kể lại. Mà kể là hình thức truyền miệng không chính xác. Cho nên ở một số truyện, tác giả chỉ dùng tên chung để gọi nhân vật (giống với cách gọi: anh nhà nghèo hay cô gái mồ côi, phú ông, người nông dân trong truyện cổ tích).

Về cách đặt tên này, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thường sử dụng. Ở loại nhân vật này, hai ông thường dùng Mỗ để gọi tên (15/71 truyện/ký) (Theo Nguyễn Đăng Na, Mỗ “là đại từ phiếm chỉ, dùng để chỉ những người mà mình không biết tên thật

của họ” [45, tr.498]). Vũ Trinh và Đoàn Thị Điểm thì dùng Sinh để gọi tên nhân vật

này, nhưng loại nhân vật này xuất hiện ít hơn so với tác phẩm của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.

Thiết nghĩ cách đặt tên như thế cũng gây mơ hồ nhưng để xác tín điều này, các tác giả thường mở đầu câu chuyện gắn với một địa danh hay một thời gian rất cụ thể. Xin ghi ra đây vài đoạn trong Tang thương ngẫu lục để làm rõ điều này: “Tháng quý

hạ, năm Mậu ngọ (1798), vợ chồng anh Mỗ, người làng Kim Ngưu, huyện Văn Giang,

cùng nhau gánh rơm ra đồng để phủ khoai” (Tượng Già Lam ở Chùa Đông) [37,

tr.140], “Khi giữ việc hình án ở Ải Châu (Thanh Hóa) có viên Án trấn Mỗ cậy thế chính cung Đặng Phi làm càn. Ông bắt trói, bắt phải bồi hoàn, nếu không sẽ đánh

trượng cho chết” (Ông Nguyễn Bá Dương) [37, tr.47], “Miếu Thanh Cẩm ở phường Đông Các, huyện Thọ Xương, thờ vị liệt sĩ nhà Mạc, là ông Mỗ. Tên ông không tra xét được, chỉ biết đỗ tiến sĩ nhà Mạc, làm quan đến đài sảnh” (Miếu Thanh Cẩm) [37, tr.150]. Điều này cho thấy sự khó khăn của các tác giả khi ghi chép chuyện với chủ ý khách quan. Tìm hiểu vấn đề này, ta thấy sự cố gắng và đóng góp rất lớn của các tác giả viết truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX.

Từ những khảo sát, nhận định trên, có thể thấy rằng việc tạo ra một cái nền bối cảnh lịch sử cho những câu chuyện lì lạ, hoang đường đã làm cho yếu tố huyền ảo trong tác phẩm truyện, ký thế kỷ XVIII - XIX có sức thu hút hơn. Hay nói khác đi, như Đỗ Đức Hiểu nhận định, trong văn học huyền ảo, người viết đã

biến hiện thực thành mộng ảo, mộng cảnh, hoặc trong cuộc sống hiện thực cấy

ghép sự vật mang sắc thái mộng ảo làm tăng sức biểu hiện cho tác phẩm. Tất cả những điều này đều là đặt hiện thực vào trong vùng khách quan với hoàn cảnh và không khí huyền ảo, gia tăng miêu tả tường tận, nỗ lực khoác lên hiện thực cái áo huyền ảo kì quặc, nhưng từ đầu đến cuối không hề tổn hại đến bản chất của hiện thực [71].

Đây là đặc trưng nghệ thuật của văn học huyền ảo, đều mà các tác giả văn xuôi ở thời kỳ trước ít chú trọng. Đặc trưng quan trọng này cũng được vận dụng để viết truyện huyền ảo trong văn học hiện đại về sau.

Một phần của tài liệu yếu tố huyền ảo trong truyện, ký việt nam thế kỷ xviii xix (khảo sát qua tang thương ngẫu lục lan trì kiến văn lục và truyền kỳ tân phả) (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)